3 “cá mập” định giá startup trong Shark Tank mùa 3 với những điểm khác biệt

Cập nhật: 16:39 | 15/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Định giá startup: Shark Hưng tin vào sự cảm tính, Shark Phi nhìn về con người, Shark Việt quan tâm nhất là tầm nhìn của founder.  

3 ca map dinh gia startup trong shark tank mua 3 voi nhung diem khac biet

Lộ diện dàn "cá mập" Shark Tank Việt Nam mùa 3

3 ca map dinh gia startup trong shark tank mua 3 voi nhung diem khac biet

"Gu" của Shark Hưng khi chọn startup là gì?

3 ca map dinh gia startup trong shark tank mua 3 voi nhung diem khac biet

Doanh nhân Phạm Văn Tam trở thành “cá mập” trong Shark Tank mùa 3

Chia sẻ từ các Shark trong chương trình Shark Tank mùa 3, thì con người và chiến lược thực thi chính là những yếu tố đầu tiên mà họ quan tâm khi định giá startup chứ không phải ý tưởng kinh doanh.

Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, thì ý tưởng chính là thứ không đáng tiền nhất, bởi nó sẽ bị copy ngay tắp lự khi mà bạn chưa kịp biến ý tưởng thành hiện thực. Founder của Go-Jek từng thú nhận, mô hình kinh doanh của startup này chính là lấy cảm hứng từ Grab!.

3 ca map dinh gia startup trong shark tank mua 3 voi nhung diem khac biet
3 “cá mập” định giá startup trong Shark Tank mùa 3 với những điểm khác biệt. Ảnh: Nguồn Internet

Cứ tưởng tượng startup là một cuộc chạy marathon tiếp sức, cùng xuất phát điểm, đội chiến thắng cuối cùng sẽ là đội có có nhân sự chất lượng biết vạch ra chiến lược thực thi hợp lý.

Và đó cũng là điều mà các Shark muốn nhắn nhủ các thí sinh trong chương trình Shark Tank mùa 3: khi muốn ‘bán mình’ cho các Shark, hãy tập trung vào nhân sự - cụ thể là founder và team, chiến lược thực thi cụ thể hơn là ý tưởng về dịch vụ/sản phẩm.

Theo Shark Phạm Thanh Hưng, trên thế giới, định giá công ty là câu chuyện dài – phức tạp, vừa khoa học vừa nghệ thuật, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là "mình thích thì mình mua, mình thích thì mình bán".

Còn theo tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN: giá cả thị trường là mức giá mà tại đó xác suất giao dịch xảy ra cao nhất, một bên sẵn sàng bán và một bên sẵn sàng mua trong điều kiện thương mại bình thường. Mức giá sẽ phụ thuộc vào người muốn bán và người muốn mua, phụ thuộc vào mục đích bán của người bán và vào mục đích mua của người mua. Ví dụ: mình mua để thâu tóm, tiêu diệt, scale up, cộng hưởng; mua vì thích, vì ghét.

Do đó, định giá startup là định giá theo niềm tin, tức là mức độ tin tưởng của nhà đầu tư vào điều gì đó sẽ xảy ra trong tương lai. Còn lúc định giá, bao nhiêu phần trăm dựa vào cảm tính và bao nhiêu phần trăm dựa vào định tính thì tuỳ vào nhiều thứ, nhưng theo Shark Hưng, tính cảm tính luôn chi phối việc định giá startup.

Còn với bà Trương Lý Hoàng Phi, Shark của chương trình Shark Tank mùa 1, thì nhà đầu tư sẽ dựa vào 3 điều sau để định giá một startup: kinh nghiệm thương trường, mức độ hiểu ngành nghề - lĩnh vực, tiềm năng của ngành nghề và founder. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể hỏi thêm rằng ‘trong vòng gọi vốn trước đó bạn nhận được đầu tư như thế nào’, như thêm một căn cứ để nhà đầu tư đánh giá về mức độ thu hút của startup.

Mặt khác, với các startup đang trong giai đoạn non trẻ đầu tiên, con người gần như là thứ duy nhất mà các startup có thể nhìn vào để định giá về dự án. Vì tại thời điểm đó, họ chưa có doanh thu cũng chưa có hệ thống.

Cũng như Shark Hưng, bà Phi cũng đánh giá cách thực thi cao hơn ý tưởng.

Khi tổ chức cuộc thi Startup Wheel, lúc đầu bà luôn cảm thấy hào hứng khi nghe các startup trình bày ý tưởng, nhưng theo thời gian, bà nghiệm ra rằng: “Ý tưởng chẳng phải là thứ gì đó quá to tác. Hằng ngày ra đường, chúng ta đều nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng hay ho để giải quyết các vấn đề mà chúng ta thấy không hài lòng; tuy nhiên, rõ ràng chúng đều chỉ thoáng qua. Sự đột phá không nằm trong ý tưởng mà nằm trong những việc mình làm tỉ mỉ hằng ngày hoặc tìm ra con đường đi đến địch hiệu quả hơn”.

Về phần mình, Shark Nguyễn Thanh Việt cũng cho rằng, định giá công ty là một đề tài khó, nhưng với các startup Việt vì họ còn nhỏ, nên đơn giản hơn.

Ông cũng có một ví von rất hay để ‘cảnh báo’ các startup Việt đừng quá quan tâm đến ý tưởng: "Các startup Việt Nam như những cô gái xinh đẹp, đội trên đầu 1 rổ trứng. Họ luôn có những ý tưởng tươi đẹp bay bổng, làm rổ trứng ngày còn to ra và khi nào đó họ nhảy một cái là bể hết cả rổ trứng. Chúng ta thường không biết được hiện thực và thực tế của mình đang như thế nào. Cái mà chúng ta cần là nhìn đưới đất rồi hãy nhìn lên trời".

Thu Hoài

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm