3151-fpt-online

Một nội dung quan trọng khác đó là ĐHĐCĐ sẽ thông qua việc bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021- 2026. Danh sách chi tiết của HĐQT nhiệm kỳ mới không có tên của ông Thang Đức Thắng, người hiện là Chủ tịch FPT Online, thay vào đó bà Nguyễn Thị Hải - Phó Tổng Giám Đốc, phụ trách kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến. Bà Hải sinh năm 1976 và gia nhập FPT năm 2000 và nắm giữ các vị trí quan trọng.

Hai vị trí còn lại ứng cử vào HĐQT nhiệm kỳ mới vẫn là bà Chu Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch FPT Online và ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng Giám Đốc FPT kiêm nhiệm Giám đốc tài chính FPT; Ủy viên HĐQT của FPT Online.

Ông Thang Đức Thắng sinh năm 1956 và được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch FPT Online từ tháng 10/2010. Ông cũng nhiều năm làm Tổng biên tập Báo điện tử VnExpress, đơn vị mà FPT Online đang độc quyền khai thác quảng cáo.

Cùng với đó, HĐQT cũng trình ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với chỉ tiêu doanh thu 700 tỷ đồng (tăng 16,8% so với thực hiện 2020), lợi nhuận trước thuế 310 tỷ đồng (tăng 51,7%). Tỷ lệ trả cổ tức trong năm 2021 không thấp hơn 50%.

Về kết quả kinh doanh, theo công bố báo cáo tài chính quý IV và lũy kế 2020 của FPT Online cho thấy, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch năm khi lợi nhuận trước thuế đạt gần 256 tỷ đồng.

Theo đó, quý IV/2020 ghi nhận doanh thu thuần đạt 236 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Song lợi nhuận sau thuế của FPT Online chỉ đạt gần 77 tỷ đồng, giảm 10%.

Lợi nhuận sau thuế của FPT Online sụt giảm do chi phí tài chính tăng 67% và chi phí bán hàng tăng đột biến 205% lên 61 tỷ đồng.

Luỹ kế năm 2020, FPT Online đạt doanh thu 599 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 321 tỷ đồng và 204 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 2%, 20% và 1% so với cả năm 2019.

Năm 2020, FPT Online đặt mục tiêu đạt lãi trước thuế 342 tỷ đồng, như vậy với kết quả trên doanh nghiệp mới chỉ thực hiện được 75% kế hoạch năm.

Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản của FPT Online là 1.130 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm. Trong đó mức tăng chủ yếu đến từ danh mục tiền và các khoản tương đương tiền, tăng gần 33% so với đầu năm 2020.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FOC cũng phản ứng tích cực trước thông tin trả cổ tức khủng của doanh nghiệp này. Chốt phiên giao dịch ngày 19/3, cổ phiếu của FPT Online bật tăng kịch trần 15%, tương ứng mức tăng 17.200 đồng/cổ phiếu, lên mức 131.900 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh đạt tới 57.900 đơn vị. Với 18.471.275 cổ phiếu đang niêm yết, vốn hóa của FPT Online đã tăng gần 318 tỷ đồng trong phiên 19/3.

2031-foc
Cổ phiếu FOC bật tăng kịch trần trong phiên 19/3