Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý 3 của Chứng khoán KB Việt Nam đạt 255,6 tỷ đồng - tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, lãi từ các khoản cho vay và phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu hoạt động của Chứng khoán KB Việt Nam với 137,2 tỷ đồng - tăng 48,6% so với cùng kỳ của năm 2021; thu từ hoạt động môi giới chứng khoán đạt 66,5 tỷ đồng - giảm 31,4%; lãi từ tự doanh ở mức 32,5 tỷ đồng - tăng gấp gần 11,6 lần cùng kỳ và thu từ khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là 18 tỷ đồng - giảm 45,3%.

Trong khi đó, chi phí hoạt động của Chứng khoán KB Việt Nam ghi nhận 74,1 tỷ đồng - giảm 22% song chi phí quản lý tăng mạnh lên gần 19,4 tỷ.

Kết quả, Chứng khoán KB Việt Nam báo lãi trước và sau thuế lần lượt 78,8 tỷ và 63 tỷ đồng - cùng tăng 13,3% so với quý 3/2021.

kbv.png

Lũy kế 9 tháng năm 2022, công ty chứng khoán này đạt tổng doanh thu 794 tỷ đồng - tăng gần 19% so với cùng kỳ trong đó nguồn thu chủ lực là từ cho vay margin và phải thu với hơn 383 tỷ đồng; kế đến là 244 tỷ đồng thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán và thu từ mảng tự doanh với hơn 99 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của KB Việt Nam gần 10.420 tỷ đồng - tăng hơn 1.600 tỷ đồng so với đầu năm; cơ cấu tài sản tập trung các khoản cho vay (5.807 tỷ đồng), danh mục FVTPL (2.996 tỷ đồng) và đầu tư đến ngày đáo hạn (1.316 tỷ đồng).

KBSV đang có hơn 1.300 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng với kỳ hạn từ 3 tháng - 1 năm - tăng 510 tỷ so với thời điểm đầu năm.

Hoạt động cho vay margin của KB Việt Nam tăng trưởng trở lại trong quý 3 với ghi nhận tổng dư nợ cho vay ký quỹ là 5.654 tỷ đồng - tăng gần 490 tỷ đồng so với đầu năm; đây cũng là mức ghi nhận mức kỷ lục trong hoạt động của công ty.

du-no-cho-vay-margin-cua-kbsv-tu-cuoi-nam-2019-den-nay-dvt_-ty-dong-.png

Dòng vốn cho vay margin của KB tăng gấp 3 lần sau 3 năm

Đến cuối quý 3, tổng tài sản của Chứng khoán KB Việt Nam ghi nhận ở mức hơn 10.400 tỷ đồng trong đó lượng tiền và tương đương giảm mạnh từ 569 tỷ về còn 92 tỷ đồng; giá trị tài sản tự doanh gần 3.000 tỷ.

Nợ phải trả của KBSV ghi nhận ở mức 6.470 tỷ đồng trong đó gần 98% là nợ vay tài chính ngắn hạn. So với đầu kỳ, công ty đã tất toán khoản vay 600 tỷ đồng tại VIB và VPB và 400 tỷ vay tại 3 ngân hàng khác.

Trong khi đó, chủ nợ lớn nhất của KB Việt Nam đến cuối tháng 9 đang là Ngân hàng Kookmin Bank - Japan với giá trị vay nợ ghi nhận 1.781 tỷ đồng - tăng hơn 660 tỷ so với đầu năm. Cùng với đó, công ty cũng tích cực vay nợ tại một số ngân hàng như BIDV (dư nợ 769 tỷ), Vietcombank (gần 623 tỷ), Ngân hàng DBS (vay mới 541 tỷ đồng),...

Nợ vay tăng mạnh khiến Chứng khoán KB phải chịu khoản chi phí lãi vay trong quý 3/2022 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ lên mức 83 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu tăng lên mức 3.951 tỷ đồng bao gồm 874 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Xem thêm các bài viết liên quan đến chủ đề: #chứng khoán #diễn biến thị trường chứng khoán #thông tin giao dịch #mua bán cổ phiếu #xử phạt chứng khoán #nhận định thị trường chứng khoán #ý kiến chuyên gia #xu hướng dòng tiền #kiến thức đầu tư chứng khoán #bảng lãi suất cho vay margin #báo cáo tài chính #kết quả kinh doanh quý III/2022 #phân tích cổ phiếu