Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/3: Sớm quay lại thử  thách ngưỡng 1.200 điểm

Kết phiên giao dịch ngày 23/7/2021, chỉ số VN-Index lùi dần ngay trước phiên ATC và lực bán mạnh xuất hiện trong phiên ATC qua đó chốt phiên mất gần 25 điểm về dưới 1.270 điểm.

Dù không còn quá ngạc nhiên với sự sụt giảm điểm mạnh ngay trước và trong phiên ATC bởi tình trạng này đã lặp lại nhiều lần suốt 3 tuần tháng 7, việc tìm nguyên nhân lý giải vẫn là thói quen của hầu hết các nhà đầu tư trên thị trường.

Ở phiên 23/7/2021, có 2 luồng thông tin chính được phát đi bao gồm lo ngại về dịch bệnh dẫn đến sẽ giãn cách xã hội TP. Hà Nội trong khi ở TP. HCM thì "cửa đóng then cài, nội bất xuất ngoại bất nhập".

Và tin đồn về thuyết âm mưu trên thị trường phái sinh khi tay to là "nhà đầu tư tổ chức ai cũng biết là ai" LONG 5.000 hợp đồng tương lai – với suy luận các đối tượng LONG này có thể nắm bắt thông tin tích cực nào đó, sẽ kéo VN30 vào tuần sau qua đó có thể tác động lan toả đến toàn thị trường. Vì vậy, cũng có các đội ăn theo, muốn lợi dụng, tung các thông tin gây hoang mang, và đạp phiên ATC nhằm gom hàng giá thấp.

Điều đầu tiên, các nhà đầu tư cần biết rằng, ngoại trừ cơ quan quản lý và người đặt lệnh Long/short, sẽ không có ai có thể biết được đối tượng cụ thể nào Long/short bao nhiêu hợp đồng. Theo đó, các thông tin không xác thực từ chính các đối tượng trên đều có xác suất đúng sai là 50 - 50.

Điểm tiếp theo là diễn biến trên thị trường phái sinh, hợp đồng phái sinh VN30F2108 (VN30F1M) có phiên giảm điểm mạnh gần như tương đương đồng với chỉ số VN30 cơ sở khi cùng ghi nhận mức giảm trên 26 điểm khi kết thúc.

Nhìn nhận về thị trường cơ sở, một nhà đầu tư kỳ cựu cho rằng, những phiên VN-Index bay 50 điểm có thể xem là wash out, không cần thiết phải "đạp" thêm. Và những phiên như hôm 23/7/2021 là hoạt động chốt lời mạnh của các nhà đầu tư lướt sóng. Tuy nhiên, cũng nên nhìn nhận là chiến thuật trading ngắn hạn trong giai đoạn thị trường khó chơi như hiện nay thay vì xem như thuyết âm mưu "đè thị trường".

Theo vị này, chẳng có nhà đầu tư lớn nào lại muốn đạp thị trường liên tục, vì đạp càng sâu thì lực kéo lên lại cần càng nhiều, càng nặng. Chưa kể tình huống, dòng tiền nhà đầu tư cá nhân bây giờ đã mạnh hơn rất nhiều nên sẽ có rủi ro không mua đủ được lượng hàng đã bán trong tình huống thị trường lạc quan; việc dòng tiền mạnh đã kéo thị trường lên sẽ biến chính những nhà đầu tư lớn sẽ bị lỗ ngắn hạn.

Đồng quan điểm, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao CTCK KIS Việt lưu ý nhà đầu tư, lượng hàng bắt đáy ở các phiên giảm sâu nửa đầu tuần đã về tài khoản và có thể giao dịch ở phiên 23/7. Trong thị trường uptrend, mức lãi 5 - 7% có thể chưa thoả mãn kỳ vọng của nhà đầu tư nhưng trong thị trường điều chỉnh mạnh, co giật thì với các nhà đầu tư lướt sóng chuyên nghiệp thì chỉ cần mức 2 - 3% trong 1 - 3 ngày là đủ.

Theo đó, đã có lực bán chốt lời của các đối tượng này, họ bán khởi xưởng và các nhà đầu tư khác cũng bắt đáy và bán mạnh theo ở phiên này.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Chỉ 3 mã tăng giá, VIB 'bốc hơi' đến 10,4%

Bất chấp việc báo lãi kỷ lục, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng giảm tuần thứ 3 liên tiếp. Chỉ 3 cổ phiếu ngân hàng ...

Khối ngoại ngắt mạch mua ròng 3 tuần liên tiếp, Nhóm BĐS - bank - chứng khoán bị bán mạnh

Trái ngược với tuần trước, tuần giao dịch giằng co 19 - 23/7 đánh dấu chuỗi 5 phiên bán ròng liên tiếp của khối ngoại ...

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 24/7/2021: VIB, GMD, DLG, DBT, HNG

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...