1109-cph
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Đến hết ngày 30/6/2020, TKV đang có khoản khó đòi 13,26 tỷ đồng là cổ tức của CTCP Than Cọc Sáu.

Tiếp đó là khoản công nợ phải thu khó đòi Công ty Đầu tư Thương mại và Phát triển Hà Nội - Chi nhánh Đà Nẵng (HAPEXCO Đà Nẵng) được chuyển về TKV từ Công ty Vật tư Vận tải và Xếp dỡ (TMS) năm 2007. Số công nợ phải thu đến nay là 61,48 tỷ đồng.

Bên cạnh các khoản công nợ khó đòi, tiến trình cổ phần hóa TKV cũng đang vướng ở một số dự án đang dừng triển khai.

Thứ nhất là chi phí thực hiện Dự án đầu tư Cảng Kê Gà Bình Thuận 88,7 tỷ đồng.

Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2006, đến năm 2014 dự án dừng đầu tư theo chỉ đạo của Chính phủ. Từ đó đến nay, TKV và tỉnh Bình Thuận cùng phối hợp để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ cho các doanh nghiệp liên quan do dừng dự án đầu tư theo chỉ đạo của Bộ Công Thương. Trong giá trị 88,7 tỷ đồng bao gồm 65,1 tỷ đồng chi phí TKV đã tạm ứng cho tỉnh Bình Thuận để chi trả cho các doanh nghiệp trong năm 2018.

Thứ hai là chi phí dở dang Dự án Đầu tư di chuyển, mở rộng, nâng cấp cơ sở đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy Công ty TNHH MTV Cơ khí Đóng tàu - Vinacomin số tiền 157 tỷ đồng được bàn giao về TKV.

Thứ ba là Dự án Khu lấn biển hình thành cụm Công nghiệp Cẩm Phả 107,4 tỷ đồng.

Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2005, chi phí thực hiện chủ yếu là chi phí san lấp mặt bằng, giá trị thực hiện Dự án theo Báo cáo kiểm toán đến nay là 107,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, TKV cũng gặp một số vướng mắc khác liên quan đến tài sản hình thành từ nguồn Quỹ phúc lợi và nguồn xã hội hóa.

Đề xuất lùi thời hạn hoàn tất cổ phần hóa

Với rất nhiều rắc rối kể trên, phía TKV cho biết, theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, để cơ quan có thẩm quyền có thể ban hành quyết định cổ phần hóa thì trước đó phải có phương án sử dụng đất đã được phê duyệt. Vì vậy, tiến độ cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV hoàn toàn phụ thuộc vào phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của TKV đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, hiện nay Bộ Tài chính đang chủ trì việc sửa đổi Nghị định số 167/2017/NĐ-CP. Nếu Nghị định được sửa đổi theo hướng đối tượng thực hiện sắp xếp các cơ sở nhà, đất đến tận doanh nghiệp cấp II (công ty con của các tập đoàn, tổng công ty) thì việc phê duyệt Phương án sắp xếp cơ sở nhà, đất của công ty mẹ - TKV không thể hoàn thành trong quý II/2021.

Do đó, ban lãnh đạo TKV đề xuất lùi thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp về ngày 1/10/2021; thời điểm chuyển thành công ty cổ phần lùi về ngày 31/12/2022.

Chống dịch hay tiếp tục thúc tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước?

Theo lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước chậm chạp có ...

Kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp đang dần “bất khả thi”?

Trong số 177 doanh nghiệp đã duyệt cổ phần hóa, hiện chỉ có 37/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa ...

Sớm ban hành nghị định sửa đổi 3 nghị định về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước

Sáng ngày 10/8, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban ...