Theo tin từ Korea Biomedical, Daewoong Pharma hiện đang có kế hoạch xin phê duyệt thử nghiệm giai đoạn 3 thuốc COVID-19. Giới đầu tư kỳ vọng nếu thuốc COVID-19 của Daewoong Pharma thành công, Traphaco có thể sẽ là đơn vị phân phối hoặc thậm chí nhận chuyển giao công nghệ sản xuất tại Việt Nam.

TRA - nhiều tiềm năng dài hạn

Với riêng cổ phiếu TRA, tuần 23 - 27/8 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu dược, nổi bật là Traphaco (HOSE: TRA) khi tăng 17% so với tuần trước đó lên 91.800 đồng. So với thời điểm đầu năm, cổ phiếu TRA đã tăng khoảng 34% và hiện đang tiến gần về đỉnh lịch sử được thiết lập năm 2017.

0107-98

Cổ phiếu TRA lên cao nhất gần 4 năm (Ảnh: Tradingview)

Việc TRA tăng mạnh trong tuần qua bên cạnh yếu tố thuận lợi từ xu hướng chung của nhóm dược còn có thể đến từ kỳ vọng về việc sẽ phân phối thuốc trị COVID-19 trong tương lai khi mà cổ đông lớn Daewoong Pharma (nắm giữ trực tiếp 15% cổ phần Traphaco) mới đây đã hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 2B với thuốc CoviBlock.

Trong vai trò cổ đông chiến lược, Daewoong Pharma hiện đang có những đóng góp không nhỏ vào hoạt động kinh doanh của Traphaco.

Mới đây, Traphaco đã hoàn tất nhận dây chuyền sản xuất 7 loại thuốc tân dược đầu tiên từ Daewoong và chuẩn bị hồ sơ đăng ký thuốc trong quý I/2021 để bắt đầu sản xuất trong quý III/2021. Sản phẩm mà Traphaco nhận được tập trung vào điều trị bệnh tiểu đường, tiêu hóa & tim mạch - chiếm 23% tổng số ca nhập viện tại Việt Nam theo báo cáo năm 2018 của Cục Quản lý Dược. Traphaco hiện đang đẩy nhanh vòng đàm phán tiếp theo với Daewoong để chuyển giao nhiều sản phẩm hơn vào cuối năm, lên kế hoạch chuyển giao ít nhất 5 sản phẩm mới/ năm trong giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh câu chuyện kỳ vọng về thuốc COVID-19 hay chuyển giao công nghệ từ Daewoong, đà bứt phá của cổ phiếu TRA thời gian qua còn đến từ kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt trội trong ngành dược.

Trong 6 tháng đầu năm, Traphaco đạt doanh thu 1.030 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 157 tỷ đồng - tăng trưởng lần lượt 22% và 40% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo SSI Research, doanh thu Traphaco tăng mạnh nhờ doanh thu bán thuốc đông dược tăng, trong khi hưởng lợi từ việc Chính phủ thắt chặt thị trường thực phẩm chức năng.

Sóng cổ phiếu dược sẽ sớm tàn?

Sóng cổ phiếu dược sẽ sớm tàn?

Còn nhớ vào giai đoạn đầu của “năm COVID-19 thứ nhất”, cổ phiếu ngành dược được kỳ vọng vào khả năng tăng trưởng vô cùng lớn. Nguyên nhân bắt nguồn từ tâm lý hoang mang, lo sợ của người dân sẽ làm tăng chi phí cho các hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, thuốc men.

Thực tế đúng như vậy, hầu hết các doanh nghiệp dược đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2020 đồng thời thị trường chứng khoán cũng chứng kiến sự bứt phá của cổ phiếu dược, ngay cả những cổ phiếu ngủ quên nhiều năm cũng được đánh thức. Tuy nhiên, sóng tăng không kéo dài và nhóm cổ phiếu này đã nhanh chóng quay đầu giảm.

Chẳng hạn, vào cuối tháng 1/2020, cổ phiếu DHT của Dược phẩm Hà Tây đã vượt ngưỡng 53.000 đồng/cổ phiếu nhưng không lâu sau, DHT phải giảm về mức dưới 49.000 đồng/cổ phiếu như trước khi cổ phiếu dược được coi là hiện tượng.

Mã DHG của Dược Hậu Giang cũng có diễn biến tương tự khi chỉ một vài phiên đầu, cổ phiếu giữ được mức trên 100.000 đồng/cổ phiếu. Đến giữa tháng 3/2020, DHG đã lùi về dưới 80.000 đồng/cổ phiếu - giảm 28% trong hơn một tháng. Thanh khoản của DHG cũng không giữ được nhịp sôi động như trước đó.

Gần đây, vào tháng 6/2021, cổ phiếu dược lại được dịp làm nóng thị trường do nhiều đơn vị như Dược phẩm Bến Tre, Dược phẩm Trung ương CPC1, Y Dược phẩm Vimedimex, Dược phẩm Trung ương Codupha,… công bố được cấp phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo quản vaccine.

Tuy nhiên đến nay, nhiều đơn vị sản xuất vaccine như Pfizer, Moderma, AstraZeneca,… đã cam kết chỉ bán vaccine cho Chính phủ, không bán cho tư nhân. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước dù được hợp thức hóa kinh doanh nhưng trên thực tế, đây vẫn là câu chuyện khó và phải thông qua nhiều thủ tục phức tạp.

Dĩ nhiên, kịch bản cũ đã lặp lại. Sau một vài phiên tăng mạnh cho đến kịch trần, nhóm cổ phiếu dược đều lũ lượt lao dốc.

Theo dự báo từ công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, trong giai đoạn 2021 - 2026, thị trường dược phẩm Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 11% từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1 tỷ USD năm 2026. Tuy nhiên, nguyên vật liệu sản xuất dược phẩm ở Việt Nam vẫn phụ thuộc từ 80 - 90% vào nguồn nhập khẩu. Trong khi đó, dịch bệnh khiến các nhà máy sản xuất thành phần hoạt chất dược phẩm ở Trung Quốc, Ấn Độ bị chững lại và hạn chế xuất khẩu, còn các doanh nghiệp trong nước bị thiếu nguồn cung đầu vào.

Mặt khác, dịch bệnh làm nhu cầu khám bệnh của người dân suy giảm do tâm lý sợ lây nhiễm từ các bệnh viện đông người, tác động tiêu cực đến doanh thu kênh ETC (kênh bán thuốc qua bệnh viện, bác sĩ) - động lực tăng trưởng chính, chiếm 70% thị phần của ngành dược.

Song cũng chính vào giai đoạn này, kênh OTC (kênh bán thuốc không cần kê đơn) lại trở thành bệ đỡ cho các doanh nghiệp dược cạnh tranh, cải tiến R&D và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm.

Đợt sóng mới có thể chỉ là một nhịp tăng trong ngắn hạn và thiếu bền vững, nhất là khi ngành dược còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức từ dịch bệnh. Đồng nghĩa sóng không tạo ra tiềm năng trong dài hạn của cổ phiếu dược, mà động lực tăng trưởng của ngành cũng như nội lực, khả năng thích nghi của doanh nghiệp mới là mấu chốt.

Công ty liên kết báo lỗ sau kiểm toán, Vinaconex (VCG) thoái hết vốn 1 công ty con để cơ cấu nợ vay?

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex (HOSE: ...

Nhà đầu tư Fn nói gì về nhóm cổ phiếu "nóng" chứng khoán - vật liệu xây dựng - phân bón - cảng biển?

Một nhà đầu tư chứng khoán lâu năm tại Hà Nội cho rằng, đối với những nhóm cổ phiếu đã tăng nóng như chứng khoán, ...

Cổ phiếu CTG tiếp tục bị nhóm tự doanh chốt bán

Trong phiên giao dịch ngày 27/8/2021, dòng tiền tự doanh công ty chứng khoán bán không đáng kể với giá trị rút ròng 0,4 tỷ ...