Cổ phiếu GMD (Gemadept) đang phát tín hiệu tích cực

Cập nhật: 08:59 | 31/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC), cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept (HOSE: GMD) đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi điều chỉnh ngắn hạn về quanh khu vực 32,5. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa tăng 2,6%. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)

Điểm nhấn kỹ thuật:

- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.

- Chỉ báo xu hướng MACD: Xuất hiện Golden Cross.

- Chỉ báo RSI: RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua.

- Đường MA: EMA12 ở trên EMA26.

Phân tích:

GMD đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi điều chỉnh ngắn hạn về quanh khu vực 32,5. Thanh khoản tăng cao trong phiên hôm nay đã đẩy giá cổ phiếu đóng cửa tăng 2,6%. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.

Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.

Cổ phiếu tâm điểm ngày 31/3: GMD, PTB, TDM - Ảnh 1.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu GMD (Nguồn: BSC)

Về tình hình kinh doanh, quý cuối năm 2020, tình trạng khan hiếm container diễn ra gây áp lực lên ngành logistics nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nguyên nhân theo các chuyên gia là do việc xuất khẩu container lớn từ châu Á sang Mỹ và EU vào cuối năm 2020, diễn biến không đồng đều của dịch COVID-19 trên toàn thế giới và sự phục hồi sản xuất không đồng đều giữa các khu vực.

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, quý I thường là mùa thấp điểm đối với Gemadept (GME) do đó tác động tiêu cực là không đáng kể đối với KQKD năm 2021 của Công ty - chưa kể tình trạng thiếu hụt dự báo sẽ hạ nhiệt vào quý 2/2021.

Ngược lại, VCSC kỳ vọng lợi nhuận GMD sẽ tích cực trong năm 2021 - chủ yếu đến từ mảng vận hành cảng của GMD và các công ty liên kết, vốn phục hồi từ mức cơ sở thấp của năm 2020.

Song song, công ty cũng hưởng lợi chính từ hoạt động sản xuất gia tăng tại Việt Nam và tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn được dẫn dắt bởi cảng nước sâu Gemalink vốn đi vào hoạt động từ đầu năm 2021. Trong đó, Gemalink sẽ lấp đầy công suất giai đoạn 1 là 1,5 triệu TEU trong năm 2023, sớm hơn giả định trước đó.

Chia sẻ sâu hơn về cảng này, đại diện Gemadept từng cho biết theo kế hoạch năm 2021 cảng này sẽ hòa vốn. Tuy nhiên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong đó nếu hoạt động hết công suất, lợi nhuận Gemalink có thể lên đến 20 triệu USD trong đó khoảng sau 2 năm khi chính thức đi vào hoạt động cảng mới có thể hoạt động tối đa công suất.

Mặt khác VCSC cũng đưa ra quan điểm thận trọng đối với tài sản ngoài cốt lõi của GMD. Hiện tại, VCSC định giá các dự án bất động sản của GMD với giá gốc đầu tư vào các chủ dự án, chỉ ở mức khoảng 168 tỷ đồng. Tuy nhiên, các dự án bất động sản này đều có vị trí đắc địa tại các khu trung tâm của TP. HCM và Viêng Chăn, Lào.

Theo ban lãnh đạo, tầng hầm của dự án Viêng Chăn đang được xây dựng trong khi dự án Saigon Gem ở TP. HCM đã được cấp quyền sử dụng đất và đang tiếp tục xử lý các thủ tục pháp lý khác.

Ngoài ra, GMD chia sẻ đang tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược để chuyển nhượng các dự án cao su này.

Trước đó, CTCP Gemadept đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 với doanh thu thuần tăng 9% so với cùng kỳ lên mức 703 tỷ đồng. Giá vốn tăng mạnh khiến lãi gộp gần như đi ngang tại mức 197 tỷ đồng, biên lãi gộp giảm nhẹ xuống mức 28%.

Trong kỳ, khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết cũng giảm 25%, xuống còn 49 tỷ đồng… Khấu trừ chi phí, lãi ròng quý IV của công ty giảm 20% về mức 52 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2020, doanh thu thuần của GMD đi ngang tại mức 2.604 tỷ trong khi lãi ròng giảm 29% đạt 366 tỷ đồng. Dù vậy, so với kế hoạch đề ra đầu năm, GMD đã vượt chỉ tiêu.

Kỳ vọng từ dự án Gemalink

Thông tin từ Gemadept (GMD) cho biết, cảng Gemalink đã đón con tàu đầu tiên vào tháng 1/2021, dự kiến chính thức khai trương cảng vào tháng 5/2021 và sẽ khai thác ít nhất 80% công suất thiết kế ngay trong năm nay. Sau đó, cảng sẽ khai thác hết công suất 1,5 triệu teus từ 2022. Được biết, giai đoạn 2 của cảng sẽ được triển khai ngay trong năm 2021.

Về Gemalink, đây là cảng nước sâu lớn nhất Việt nam, là một trong số 19 cảng lớn của thế giới đón được các siêu tàu lớn nhất thế giới hiện nay. Việc này sẽ không những góp phần làm giảm chi phí logistics quốc gia, năng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt mà còn nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của Việt nam trong kinh tế biển toàn cầu.

Theo GMD, tổng mức đầu tư cảng vào khoảng 520 triệu USD cho 2 giai đoạn (trong đó giai đoạn 1 đã hoàn thành là 330 triệu USD). Cùng với các cảng khác tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, Gemalink kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc đưa Bà rịa –Vũng tàu của Việt nam vào danh sách các cụm cảng lớn trên thế giới.

Phía doanh nghiệp cũng mong muốn cảng Gemalink giai đoạn 2 đươc mở rộng với cầu tàu dài hơn, nâng trọng tải tàu cập bến nhiều hơn nữa để có thể đón các con tàu lớn nhất thế giới trong tương lai gần - lên đến 250.000DWT. Song song, luồng sông Thị Vải dự được nạo vét sâu, đảm bảo tối thiểu -16m.

GMD cho biết sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ hạ tầng kết nối giao thông đến cụm cảng nước sâu, kết nối đường bộ với hệ thống đường cao tốc, cầu Phước An; mong muốn có sớm có đường sắt kết nối khu Cảng vào đường sắt quốc gia, nối với mạng Lào, Campuchia, Thái Lan.

Tính đến hiện tại, Gemalink có lợi thế về vị trí đắc địa là nằm gần luồng hàng hải quốc tế, ngay cửa sông Thị Vải – Cái Mép với mớn nước sâu nhất, thuận tiện cho việc quay trở tàu; tổng chiều dài cầu bến là 1.500m, có thể tiếp nhận đồng thời 3 tàu mẹ và 2 tàu feeder ra vào làm hàng; đây cũng là cảng nước sâu duy nhất khu vực Cái Mép - Thị Vải có bến chuyên dụng cho tàu feeder kết nối các nước khu vực Châu Á như Philippines, Thái Lan, Campuchia và trong nước như Hải Phòng, Đà nẵng, Qui Nhơn cũng như khu vực Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Đồng bằng sông Cửu Long.

Gemalink được trang bị các thiết bị và công nghệ đồng bộ hiện đại với năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất thế giới lên đến 200.000 DWT, tương đương 23.000 teus. Năng lực xếp dỡ của Cảng trong giai đoạn 1 là 1,5 triệu teus/năm và toàn dự án là 2,4 triệu teus/năm.

Điểm tin mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 31/3/2021: IMP, CII, ADG, CSC, CCA

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như IMP, CII, ADG, CSC, CCA,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt ...

Không báo cáo giao dịch, người có liên quan đến TCB và VIB bị xử phạt chứng khoán

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định xử phạt hai cá nhân là người có liên quan của lãnh đạo hai ...

Bản tin tài chính quốc tế ngày 31/3/2021: Dow Jones mất đỉnh lịch sử, chứng khoán Mỹ đi xuống

Bản tin tài chính quốc tế ngày 31/3/2021 được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập nhật bao gồm những nội ...

Quân Vương T/H