Cổ phiếu mía đường bứt phá, LSS của Đường Lam Sơn tiếp tục hút khách

Cập nhật: 10:44 | 24/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Từ đầu năm tới nay cổ phiếu mía đường đang có những biến động khá tích cực với nhiều mã tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng hàng chục phần trăm như Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (SLS) hay Đường Kon Tum (KTS)...

Mía đường Lam Sơn (LSS) điều chỉnh giảm 45,1% kế hoạch lợi nhuận niên

Là nhóm cổ phiếu "nhỏ", ít được chú ý trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nhưng từ đầu năm tới nay cổ phiếu mía đường đang có những biến động khá tích cực với nhiều mã tăng trưởng mạnh, thậm chí tăng hàng chục phần trăm như Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (SLS) hay Đường Kon Tum (KTS).

Diễn biến tích cực của nhóm mía đường thời gian qua đến từ việc áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường thô từ Thái Lan hay việc giá đường thế giới đang tăng "phi mã".

Mới đây ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó, Bộ Công Thương quyết định tạm thời thu thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ nhập khẩu đường tinh luyện, đường trắng sang nhập khẩu đường thô để lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp ở mức cao hơn.

Theo đánh giá của CTCK Vietcombank (VCBS), sau khi mức thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực thì sản lượng đường thô nhập khẩu từ Thái Lan sẽ giảm mạnh và giá đường nội địa của Việt Nam có thể tăng giá. Điều này cũng đồng thời tạo tác động gián tiếp giúp các nhà máy đường tăng giá mía để khuyến khích nông dân phát triển và phục hồi trở lại vùng nguyên liệu trồng mía.

Với mức thuế lên tới 33,88%, VCBS ước tính giá đường nhập từ Thái Lan sẽ ngang hoặc cao hơn giá đường Việt Nam, giúp giá đường trong nước cải thiện hơn trong bối cảnh giá đường Việt Nam đang ở mức thấp nhất trong khu vực.

Khoảng 2 năm qua, ngành đường trong nước gặp không ít khó khăn bởi theo cam kết ATIGA, Việt Nam phải xóa bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ ASEAN từ ngày 1/1/2018. Do đó, với việc áp thuế chống bán phá giá với đường Thái Lan sẽ là thông tin rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Trong quá khứ, tương tự như nhóm đường, nhóm ngành thép cũng từng có những con sóng lớn khi Bộ Công thương áp thuế tự vệ thương mại.

Bên cạnh yếu tố áp thuế, một thông tin hỗ trợ các doanh nghiệp đường lúc này là giá đường thế giới đang tăng "phi mã". Số liệu từ Trading Economis cho biết giá đường thế giới hiện vào khoảng 18,8 USD/Pound, tăng khoảng 21% so với đầu năm và tăng hơn 70% so với đầu tháng 5/2020.

Theo VCBS, niên độ 2020 - 2021, sản lượng đường toàn cầu sẽ thấp hơn niên đô 2019 - 2020. Ấn Độ là nước hưởng lợi do sản lượng trong nước dư thừa, Thái Lan bị ảnh hưởng do thời tiết xấu và dự kiến không thể đạt mục tiêu xuất khẩu sang các nước khác. Brazil thu hẹp diện tích mía do chuyển hướng sang sản xuất ethanol. Bên cạnh đó, triển vọng giá đường sẽ được thúc đẩy bởi tác động của La Nina (được xác nhận trong tháng 10 và kéo dài đến nửa đầu năm 2021).

Cổ phiếu LSS bứt tốc, doanh nghiệp dè dặt mục tiêu kinh doanh

Mới đây, CTCP Mía đường Lam Sơn đã phê duyệt điều chỉnh kế hoạch SXKD niên độ tài chính 2020 - 2021.

Theo đó Mía đường Lam Sơn điều chỉnh giảm sâu đến 25% kế hoạch doanh thu, từ hơn 4.000 tỷ đồng xuống còn 3.000 tỷ đồng. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế cũng được điều chỉnh giảm từ gần 220 tỷ đồng xuống còn hơn 119 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ điều chỉnh giảm gần một nửa, xấp xỉ 46% đồng thời chỉ tiêu trả cổ tức điều chỉnh giảm từ 10% xuống còn 8%.

Mía đường Lam Sơn (LSS) bất ngờ điều chỉnh giảm mạnh chỉ tiêu lợi nhuận niên độ 2020-2021 xuống 119 tỷ đồng - Ảnh 1.

Mía đường Lam Sơn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong khi công ty đã đi qua 1/2 chặng đường của năm tài chính 2020 - 2021 (năm tài chính của Mía đường Lam Sơn bắt đầy từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau).

Kết thúc 6 tháng của năm tài chính, Mía đường Lam Sơn đạt 503 tỷ đồng doanh thu, giảm 33% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 12,6% kế hoạch ban đầu. So với kế hoạch mới điều chỉnh, Mía đường Lam Sơn cũng mới chỉ thực hiện được 1/6 mục tiêu đặt ra.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt gần 5,3 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ và còn cách rất xa chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra ban đầu và cả chỉ tiêu lợi nhuận đã điều chỉnh.

3646-lsss
Cổ phiếu LSS đang tăng rất mạnh kể từ đầu tháng 2/2021; khớp 10 phiên gần nhất đạt hơn 1 triệu
đơn vị/phiên
VN-Index vượt mốc 1.180 điểm đầu phiên: Vẫn cần thận trọng xuống tiền

Mở cửa phiên giao dịch ngày 24/2/2021, thị trường chứng khoán ghi nhận diễn biến tích cực khi sắc xanh bao trùm lên nhóm cổ ...

Tự doanh đảo chiều bán ròng: Cổ phiếu VPB, VNM, HPG và ACB bị xả bán

Kết phiên giao dịch ngày 23/2/2021, khối tự doanh CTCK đã đảo chiều bán ròng 71 tỷ đồng với VPB, VNM, HPG, ACB và MSN ...

Giá dầu trở lại, nhiều cổ phiếu dầu khí tăng gần 50% từ đầu năm 2021

Tính riêng từ đầu tháng 2/2021 đến nay, tại nhóm cổ phiếu dầu khí, PVD đã tăng 42%, cổ phiếu PVS tăng 42%, cổ phiếu ...

Quốc Trung