Cơ cấu lại nợ: Ngân hàng thêm áp lực, doanh nghiệp chưa hết 'khó'

Cập nhật: 17:16 | 16/09/2021 Theo dõi KTCK trên

Cổ phiếu PGB của PGBank tăng ấn tượng tới 12,5% và chốt phiên tại 25.200 đồng/cổ phiếu. PGB bật mạnh ngay từ đầu phiên sau khi có thông tin một tổ chức tín dụng trong nước đã đầu tư 500 tỷ vào ngân hàng này thông qua hình thức mua trái phiếu.

Cổ phiếu ngân hàng đồng loạt khởi sắc phiên 16/9, PGB tăng ấn tượng
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đã có công văn gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội về việc “tham gia ý kiến đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”.

Theo đó, hiệp hội cho biết dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sửa đổi đến ba lần Thông tư quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, song chỉ giải quyết khó khăn trong ngắn hạn.

Trong khi đó, áp lực trả nợ lên các doanh nghiệp là rất lớn do khả năng phục hồi của các doanh nghiệp sau khi kiểm soát được dịch bệnh sẽ rất chậm. Doanh nghiệp khó có khả năng trả nợ đúng hạn nhất là các khoản dư nợ trung dài hạn.

Do vậy, các quy định tại Thông tư 14 sẽ không đảm bảo, dẫn đến nợ xấu tại các TCTD sẽ tăng vào cuối năm hoặc sau ngày 30/6/2022.

Theo VNBA, bản chất các doanh nghiệp này đã được cơ cấu nợ, miễn giảm lãi theo quy định, nhưng thực chất khoản nợ đó là nợ tiềm ẩn rủi ro nhưng vẫn giữ nguyên nhóm nợ. Do đó, các ngân hàng sẽ rất thận trọng khi xem xét cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh trên nền tảng nợ tiềm ẩn rủi ro.

Trong thời gian dài các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí dừng sản xuất, nguồn thu của doanh nghiệp đương nhiên sụt giảm, thậm chí không có nguồn thu. Trong khi đó, các chi phí khác tối thiểu để duy trì doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra.

Điều này dẫn đến nguồn lực cạn kiệt, khó đáp ứng được điều kiện cho vay mà các tổ chức tín dụng (TCTD) đưa ra như kinh doanh có lãi, có tài sản đảm bảo… Như vậy, doanh nghiệp sẽ rất khó vay vốn ngân hàng để phục hồi sản xuất kinh doanh.

Xét về các nguyên tắc điều kiện cho vay mới khách hàng để phục hồi sản xuất kinh doanh, các TCTD vẫn phải tuân thủ theo quy định hiện hành (không có đặc thù). Nhiều doanh nghiệp sẽ không đủ điều kiện tiếp cận vốn ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ vô cùng khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp…

Bên cạnh đó, áp lực trích dự phòng rủi ro của các TCTD đối với các khoản nợ cơ cấu cho khách hàng là rất lớn. Ngay trong năm nay phải trích tối thiểu 30% và trích hết 100% vào cuối năm 2023 dẫn đến nhiều TCTD giảm lợi nhuận đáng kể.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 16/9/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như VIX, TDH, HVN, TCM, ASM, CKG, HBC, TLH… được Tạp chí điện tử Kinh tế ...

Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức ngày 17/9/2021: CTI, PVP, SZC, HC1, XDH

Ngày 17/9/2021, các doanh nghiệp như CTI, PVP, SZC, HC1, XDH,… sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức ...

Louis Land (BII) bất ngờ trở thành cổ đông lớn tại Thuduc House, cổ phiếu TDH liên tục tăng trần

Trong phiên giao dịch 16/9/2021, CTCP Louis Land (Mã: chứng khoán: BII) đã mua vào 1,46 triệu cổ phiếu TDH, qua đó trở thành cổ ...

Linh Đan (TH)