5239-dog
Hình minh họa (nguồn internet)

Theo đó, nhà đầu tư cá nhân bán ròng tại 12/18 nhóm ngành trong đó lực xả mạnh nhất vẫn được ghi nhận tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và dịch vụ tài chính, đối ứng với nhà đầu tư nước ngoài.

Về giá trị cụ thể, hai nhóm này bị bán ròng lần lượt là 517 tỷ đồng và 229 tỷ đồng, với áp lực bán không thay đổi nhiều ở nhóm ngân hàng nhưng tăng mạnh 72% ở các cổ phiếu dịch vụ tài chính (đặc biệt là nhóm chứng khoán). Nhóm tài nguyên cơ bản (chủ yếu là các cổ phiếu thép) cũng chứng kiến sự đảo chiều trong xu hướng giao dịch khi bị bán ròng 124 tỷ, trái ngược với lực mua ròng nhẹ trong phiên trước.

Ở chiều ngược lại, lực mua chỉ duy trì ở 5 nhóm ngành, với tâm điểm vẫn là nhóm bất động sản. Tuy vậy, các cá nhân chỉ còn mua ròng 142 tỷ đồng cổ phiếu bất động sản - giảm hơn 130 tỷ đồng so với phiên 4/8. Đáng chú ý, nhóm thực phẩm & đồ uống được mua ròng trở lại 54 tỷ sau khi liên tục bị bán ròng trong nhiều phiên trước đó.

Bộ ba cổ phiếu gồm STB, SSI, MBB vẫn là tâm điểm dòng tiền với STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) bị bán 201,5 tỷ đồng; cổ phiếu STB đã được các nhà đầu tư nước ngoài gom mua liên tục kể từ đầu tháng 8, với tổng giá trị lên tới 800 tỷ đồng. Kết phiên 5/8, cổ phiếu này tăng 1,31% lên mức 31.050 đồng.

Theo sau STB, cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI và MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội tiếp tục bị bán ròng lần lượt 156,8 tỷ đồng và 124,2 tỷ đồng. Đóng cửa phiên 5/8, SSI và MBB tăng giá lần lượt 1,23% và 1,01%.

Trước áp lực xuất hiện phiên điều chỉnh lớn dần, nhà đầu tư có xu hướng gia tăng tiền mặt để đảm bảo an toàn. Lực xả xuất hiện tại nhiều cổ phiếu bluechips ngay sau phiên mua ròng như HPG (93,8 tỷ đồng), LPB (40,4 tỷ đồng), HCM (32,4 tỷ đồng). Theo sau, dòng tiền cũng rút vốn lần lượt khỏi HDB (66,6 tỷ đồng), VCI (51,5 tỷ đồng), DRC (31,2 tỷ đồng), MSN (27 tỷ đồng).

Ở chiều mua, VHM của Vinhomes tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với 119 tỷ đồng. Tuy vậy, lực cầu đã "hạ nhiệt" đáng kể khi giá cổ phiếu đã tăng 3,14% kể từ đầu tháng 8.

Bên cạnh VHM là mã duy nhất được mua ròng trên 100 tỷ đồng, dòng tiền cá nhân cũng hướng đến mua ròng nhẹ cổ phiếu VRE của họ Vingroup (38 tỷ đồng); theo sau là một số đại diện ngành bất động sản như NVL (29,3 tỷ đồng), DIG (14 tỷ đồng), SZC (12,2 tỷ đồng).

Lực mua cũng phân bổ nhẹ tại các mã DPM (38,4 tỷ đồng), SAB (15,6 tỷ đồng), PHR (13,3 tỷ đồng), đồng thời chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng được mua ròng với giá trị 18,9 tỷ đồng.

Ngành ngân hàng đang chậm lại

Chứng khoán Rồng Việt - VDSC cho rằng, đà tăng mạnh như 6 tháng đầu năm 2021 sẽ khó lặp lại do nền cao của ...

Cổ phiếu bất động sản có "câu chuyện" trong nửa cuối năm

Trong báo cáo mới được công bố, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra những đánh giá tích cực về triển vọng ...

Vingroup (VIC) sắp phát hành gần 423 triệu cổ phiếu trả cổ tức

Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) vừa công bố phương án phát hành gần 423 triệu cổ phiếu (tổng giá trị phát hành tính theo mệnh ...