co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thời gian qua, nhóm cổ phiếu thủy sản ghi nhận mức hồi phục cao hơn so với thị trường chung thời gian qua. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Mỹ - La tinh… đang khiến nhóm này đứng trước nguy cơ giảm tốc trở lại.

Dù Việt Nam nằm trong số hiếm hoi quốc gia khống chế tốt dịch bệnh và thị trường chứng khoán nói chung và nhóm cổ phiếu thủy sản nói riêng đang hồi phục từ mức đáy tuy nhiên, nỗi lo dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát và ngày một lan rộng, nhất là tại các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu…buộc các doanh nghiệp thủy sản phải thận trọng với kế hoạch kinh doanh 2020.

Được biết, hầu hết doanh nghiệp thủy sản đều đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 giảm so với thực hiện năm 2019.

Tại CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), trước diễn biến khó lường của dịch bệnh, doanh nghiệp đưa ra 2 kịch bản lợi nhuận cho năm 2020 lần lượt là 1.063 tỷ đồng và 800 tỷ đồng, giảm tương ứng 9,8% và 32,1% so với thực hiện năm 2019.

Trong quý I/2020, VHC đạt lợi nhuận 152,1 tỷ đồng, mới hoàn thành tương ứng 14,3% và 19% các kế hoạch đề ra.

Trong năm 2019, VHC có tổng doanh thu các mặt hàng cá tra là 5.628 tỷ đồng, trong đó thị trường Mỹ chiếm 54% cơ cấu doanh thu, Trung Quốc 20%, Anh 5%, Canada 3%, Bỉ 3%, Úc 2%, Hà Lan 2%…, cho thấy sự phụ thuộc xuất khẩu cá tra vào các thị trường này.

Tương tự với CTCP Nam Việt (HOSE: ANV), năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận 200 tỷ đồng, lần lượt giảm 33,1% và 71,6% so với thực hiện năm 2019. Kết thúc quý đầu năm nay, ANV đạt 43,4 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành 21,7% kế hoạch cả năm.

Trong báo cáo thường niên năm 2019, ANV chỉ đưa ra thông tin chung, mà không đề cập tới tỷ trọng doanh thu cụ thể, cho thấy khả năng cơ cấu xuất khẩu chưa có sự dịch chuyển lớn, vẫn tập trung chủ yếu tại Trung Quốc, châu Âu, châu Mỹ Latinh - đều là những khu vực có số lượng người nhiễm COVID-19 lớn.

Một trường hợp khác là CTCP Đầu tư và Phát triển đa Quốc gia (HOSE: IDI) khi doanh nghiệp đã công bố kế hoạch năm 2020 với doanh thu 7.145 tỷ đồng, lợi nhuận 160 tỷ đồng, cũng lần lượt giảm 7,6% và 50,9% so với thực hiện năm 2019.

Trong quý I/2020, IDI ghi nhận lợi nhuận là 14,1 tỷ đồng, mới hoàn thành 8,8% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong năm qua, thị trường xuất khẩu chính của IDI là Trung Quốc chiếm 45,19% doanh thu, Mexico (19%), Hồng Kông (8,97%), Ấn Độ (4,44%)…

Ngoài ra, tại CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UpCOM: MPC), được biết công ty đặt kế hoạch doanh thu năm 2020 là 15.206 tỷ đồng, giảm 10,5% so với thực hiện năm 2019 nhưng lợi nhuận tăng tới 105,8%, đạt 915 tỷ đồng.

Đặt mục tiêu tăng trưởng cao, nhưng kết quả quý I/2020 không nhiều khả quan khi ghi nhận lợi nhuận 55,1 tỷ đồng, mới đạt 6% kế hoạch cả năm.

Được biết, MPC chủ yếu xuất khẩu tôm, năm 2019 xuất khẩu đạt 643,71 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ chiếm 38,21%, Nhật (20,6%), châu Âu (11,25%), Canada (9,75%)…

co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 5/2020 đạt 641,81 triệu USD, tăng 4% so với tháng 4/2020 nhưng giảm 15,9% so với tháng 5/2019; Tính chung 5 tháng đầu năm 2020 kim ngạch đạt trên 2,89 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhật Bản đứng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 547,53 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019.

Tiếp sau đó là thị trường Mỹ đạt 490,16 triệu USD, chiếm 17%, giảm 3,8%; Xuất khẩu sang EU đạt 425,19 triệu USD, chiếm 14,7%, giảm 13,2%; Trung Quốc đạt 373,18 triệu USD, chiếm 12,9%, giảm 2,3%; Hàn Quốc đạt 282,81 triệu USD, chiếm 9,8%, giảm 8,4%.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt 224,92 triệu USD, giảm 13%.

Trong 5 tháng đầu năm nay, nhìn chung xuất khẩu thủy sản sang phần lớn các thị trường sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước trong đó xuất khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Angola giảm 57,3%, đạt 0,3 triệu USD; Mexico giảm 56%, đạt 23.95 triệu USD; Iraq giảm 55,8%, đạt 2,27 triệu USD; Ấn Độ giảm 53,7%, đạt 5,39 triệu USD.

co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep

Sự phụ thuộc lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào các thị trường Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và thực tế này không dễ thay đổi trong một sớm, một chiều.

Với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 2 đang diễn ra, khả năng nhập khẩu của những thị trường này được cho là sẽ giảm trong thời gian tới.

Mặt khác, kỳ vọng từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU vừa được Quốc hội thông qua cũng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi dịch được khống chế. Những yếu tố bất định này có thể tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, cũng như triển vọng tăng trưởng cổ phiếu ngành này.

co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trở lại

KTCKVN - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc đã ...

co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep Thủy sản Minh Phú (MPC) lên kế hoạch lãi tăng gấp đôi trong năm 2020

KTCKVN - CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCOM - Mã: MPC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đông cổ đông (ĐHĐCĐ) ...

co phieu thuy san goc nhin tu san choi cua doanh nghiep Cổ phiếu Vĩnh Hoàn (VHC) tăng trần trở lại sau chuỗi mất điểm sâu

KTCKVN - Phiên chiều ngày 16/6/2020, cả VN-Index và HNX-Index đều ghi nhận sắc xanh trở lại trong đó VN-Index tăng hơn 23 điểm đạt 856,13 ...