Cơn lốc đầu tư chứng khoán tháng 1/2021: Cẩn thận "tiền khô cháy túi"

Cập nhật: 09:52 | 19/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Thời gian qua, nhiều công ty chứng khoán đã liên tục đưa ra những nhận định tích cực về thị trường chứng khoán trong năm 2021 với các kịch bản đầy triển vọng. Nhiều nhà đầu tư thậm chí đang trong "cơn say" chiến thắng. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là thị trường sẽ còn hưng phấn trong bao lâu nữa và nhà đầu tư có phải trả giá cho việc leo đỉnh cùng VN-Index?

4957-thua
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Chia sẻ điều này tại cuộc họp nhà đầu tư cá nhân mới đây, ông Lê Quang Minh – Trưởng phòng Phân tích Mirae Asset nhấn mạnh: "Đầu tư chứng khoán cần thiết phải quản trị rủi ro thị trường, bởi đầu tư chính là rủi ro".

Nhưng, vấn đề là quản trị rủi ro như thế nào và nhận biết khi nào xảy ra rủi ro?. Theo ông Minh, sự hấp dẫn kết thúc thì mọi người sẽ rút tiền ra. Cần nhấn mạnh, lực đỡ của thị trường chủ yếu tập trung tại dòng tiền nội với nhóm đầu tư mới F0, nhà đầu tư lúc bấy giờ đi theo dòng tiền sẽ có lợi. Và như vậy, khi dòng tiền suy giảm là lúc chúng ta phải cân nhắc, ông Minh nói.

Thực tế, dòng tiền sẽ đổ về nơi nào có lợi suất lớn nhất. Dẫn chứng bằng phương pháp đảo ngược chỉ số PE cho thấy thị trường chứng khoán đang có mức sinh lợi rất cao và bỏ khoảng cách xa với kênh trái phiếu, điều này lý giải cho hiện tượng dòng tiền trong nước đang đổ mạnh vào kênh cổ phiếu. Nếu so sánh theo yếu tố lãi suất thì cổ phiếu đang rẻ so với trái phiếu, và khi nào hai đường này tiệm cận theo ông Minh lúc đó nhà đầu tư cần cân nhắc, bởi rủi ro của thị trường chứng khoán đã tăng lên.

"Nếu dòng tiền rút thì khoảng cách sẽ thu hẹp. Nhìn lại quá khứ, sóng chứng khoán tăng mạnh thường đi cùng với khoảng cách tăng. Đơn cử tháng 3/2020, khoảng cách giữa hai đường tăng, đến bây giờ khoảng cách vẫn còn xa tức cổ phiếu vẫn rất hấp dẫn. Xa hơn, năm 2018 khoảng cách thu hẹp, và đây cũng là năm thị trường chứng khoán chứng kiến một cuộc giảm giá khốc liệt, đỉnh cao vào quý II - III", ông Minh nói.

Tuy nhiên, so sánh này chỉ dựa trên khía cạnh lãi suất trong đó trái phiếu vẫn có ưu điểm và thường mang lại lợi ích dài hạn. Có thể nói, trái phiếu Chính phủ không có rủi ro trong khi cổ phiếu lại cực kỳ rủi ro nên sẽ luôn có một khoản chiết khấu giữa 2 tài sản này. Với chia sẻ lần này, ông Minh nhấn mạnh nếu so sánh về mặt lợi suất thì cổ phiếu đang cao hơn trái phiếu vài lần, còn lại dòng chảy thị trường phụ thuộc vào khẩu vị của nhà đầu tư.

Nhìn chung, để trả lời khi nào sự hấp dẫn thị trường chứng khoán sẽ kết thúc, theo đại diện Mirae Asset khi dòng tiền không còn rẻ. Có hai trường hợp dẫn đến điều này là tiền khan hiếm và thay đổi chính sách.

Chúng ta đều biết, hiện nay mặt bằng lãi suất giảm đẩy một lượng tiền lớn ra thị trường, hiểu nôm na dòng tiền đang rẻ kéo theo giá trái phiếu cũng thấp. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn nếu lãi suất tăng trở lại trong đó chính sách liên quan mật thiết đến lãi suất.

Hiện, cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang nới lỏng tất cả các chính sách điều hành. Trong điều kiện lý tưởng, dịch bệnh được kiểm soát, Nhà nước có thể siết tiền khi mọi thứ ổn trở lại, tiền sẽ không còn rẻ. Đó sẽ là lúc nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dồn tiền vào kênh cổ phiếu như hiện nay.

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 19/1/2021: HNG, TMS, DVP, HND, SZL

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...

Khuyến nghị mua cổ phiếu VND (VNDIRECT) với giá mục tiêu trung hạn 37.600 đồng

CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) vừa đưa ra nhận định về diễn biến cổ phiếu VND của Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) trong ...

Điểm tin mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 19/1/2021: NLG, FPT, VPB, VHE, MBS, HNG

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như NLG, FPT, VPB, VHE, MBS, HNG,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Quân Vương