Sáu tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản đã tăng mạnh nhờ nhu cầu phục hồi tại các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Mỹ. Số lượng từ Bộ Công Thương, sản lượng xuất khẩu đã trở lại mức trước đại dịch COVID-19 - tăng 19% so với cùng kỳ năm trước trong khi giá bán trung bình giảm nhẹ 2%.

Theo đó, hầu hết các công ty thủy sản đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng khả quan nửa đầu năm.

Xuất khẩu tôm có thêm lực đẩy trong năm 2021

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành 6 tháng đầu năm phân hóa mạnh

Tôm đang trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó tôm chân trắng chiếm phần lớn với giá trị trên 1,3 tỷ USD - tăng 23%; tiếp đến là xuất khẩu tôm sú đạt 257 triệu USD và tôm biển các loại 154 triệu USD.

Kết quả này có được là nhờ các thị trường chính đều gia tăng nhập hàng như thị trường Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng hàng tháng khoảng 45%, Nhật Bản tăng 17%, Hàn Quốc tăng 10%, Đức tăng 60%, Anh tăng 15%.

Hiện ngành tôm quy tụ nhiều doanh nghiệp lớn đang hoạt động trong đó Tập đoàn Minh Phú đang là công ty đầu ngành và cũng là đơn vị có quy mô xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước. Năm 2021, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu tăng 10% lên mức 15.774 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế tăng 56% đạt 1.187 tỷ đồng.

Tại kỳ họp cổ đông gần đây, ông Lê Văn Quang - Tổng Giám đốc Minh Phú - cho biết, doanh nghiệp đang ghi nhận những kết quả khả quan khi giá trị xuất khẩu tháng 5 tăng trưởng gần 60% và thu lợi nhuận hơn 200 tỷ đồng. Vị này ước tính lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm có thể được hơn 300 tỷ đồng - tăng hơn 11% so với cùng kỳ.

Một doanh nghiệp lớn trong ngành là Thực phẩm Sao Ta (Fimex) cũng có kết quả rất tích cực. Doanh thu thuần nửa đầu năm tăng 34% lên 2.129 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế cũng cao hơn 22% so với cùng kỳ đạt 113 tỷ đồng.

Tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng xuất khẩu khả quan, trong đó sản lượng tôm chiếm chủ yếu với giá trị 7.843 tấn. Lãnh đạo công ty cho biết mặc dù giá tôm nguyên liệu cao hơn cùng kỳ nhưng lợi nhuận vẫn tăng trưởng nhờ hiệu quả thu hoạch tôm tự nuôi khả quan.

Chi tiết xem thêm tại đây...

Doanh nghiệp bắt đầu gặp khó từ tháng 8

Nhìn nhận về ngành trong nửa cuối năm 2021, báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã nhận định chính sách giãn cách xã hội ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung thủy sản chế biến trong 6 tháng cuối năm do giảm công suất hoạt động tại các nhà máy.

VDSC cho rằng, tác động tiêu cực từ việc giãn cách xã hội sẽ bắt đầu phản ảnh rõ hơn vào kết quả kinh doanh các doanh nghiệp kể từ tháng 8 trở đi.

Theo VDSC, triển vọng nguồn cung vốn đã khó khăn đối với thủy sản Việt Nam sẽ càng thêm phức tạp do các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta có hiệu lực vào ngày 19/7/2021.

Nhiều nhà máy chế biến thủy sản đã phải đóng cửa, nếu tiếp tục hoạt động phải giảm công suất hoạt động, đồng thời phải thực hiện “3 tại chỗ” và xét nghiệm nhanh COVID-19 thường xuyên với các công nhân tại nhà máy khiến chi phí tăng mạnh và gây áp lực cho các doanh nghiệp đồng thời công suất theo đó chỉ đạt khoảng 50 - 60% năng lực. Theo Undercurrent News, sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam trong tháng 7 đã giảm khoảng 18% so với tháng trước.

Tuy nhiên, thống kê trong tháng 7, nhiều doanh nghiệp thủy sản niêm yết vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu khả quan. Điều này được lý giải là do các công ty đầu ngành có đủ nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất, mặc dù công suất thấp hơn bình thường, cùng với đó là độ trễ thông thường của hàng tồn kho khoảng một tháng giúp các doanh nghiệp có đủ hàng xuất khẩu trong nửa cuối tháng 7.

Do đó, VDSC dự báo các công ty thủy sản sẽ bắt đầu chứng kiến khả năng ​​xuất khẩu giảm mạnh kể từ tháng 8 trở đi. Báo cáo cũng chỉ ra lo ngại về sự sụt giảm có thể diễn ra tiếp tục vào quý IV/2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

VDSC: Doanh nghiệp thủy sản có thể gặp khó từ tháng 8 trở đi - Ảnh 1.

Cùng quan điểm, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cũng đã đánh giá, việc xuất hàng trong tháng 7 có thể vẫn sử dụng nguyên liệu và dự trữ tồn kho trước đó nên kết quả qua thống kê chưa phản ánh xu hướng sụt giảm nhưng so với các tháng trước, mức tăng trưởng đã thấp hơn đáng kể.

Theo đó, sản xuất sụt giảm trong hơn 1 tháng qua chắc chắn sẽ dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong cả tháng 8 giảm mạnh so với những tháng trước và giảm so với cùng kỳ năm ngoái trong đó, ngành hàng cá tra bị tổn thất mạnh nhất vì hơn nửa số nhà máy cá tra bị ngừng hoạt động trong thời gian qua. Bên cạnh đó, xuất khẩu tôm và cá ngừ có thể giảm ít hơn so với cá tra.

Nhìn rộng hơn, VDSC đưa ra kỳ vọng tích cực hơn về triển vọng của ngành thủy sản trong năm 2022 nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giúp các doanh nghiệp trở lại sản xuất bình thường trong nửa cuối năm 2021.

Dự báo, cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản trong quý III/2021 sẽ thay đổi. Cụ thể, xuất khẩu sang Mỹ, EU sẽ tăng mạnh khi có chương trình tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Ngược lại, xuất khẩu sang các thị trường khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN sẽ bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch COVID-19 diễn biến khó lường.

Bên cạnh đó, việc dịch bùng phát trong nước, đặc biệt là tại các tỉnh phía Nam khiến nhiều tỉnh, thành phố phải tiến hành phong tỏa theo Chỉ thị 16 sẽ có tác động đáng kể đến tiến độ xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam.

Nguy cơ bị EC phạt "thẻ đỏ": Cơ hội nào cho doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán

Trong trường hợp ngành thủy sản Việt Nam bị EC cảnh cáo thẻ đỏ - kéo dài từ 2 đến 3 năm, toàn bộ ngành ...

Lợi nhuận nhóm doanh nghiệp thủy sản phân hóa mạnh nửa đầu năm 2021

Thủy sản là ngành chịu ảnh hưởng lớn khi đại dịch COVID-19 bùng phát năm ngoái. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu từ đầu năm ...

Bức tranh lợi nhuận quý II/2021 của một số doanh nghiệp chế biến

Dịch bệnh COVID-19 tác động không lớn đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp có lãi, vẫn ...