doanh nghiep va cuoc chuyen giao quyen luc bai 1 mau thuan giua cac nhom co dong
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Những vấn đề pháp lý trong vụ việc như chứng minh “vi phạm nghiêm trọng” của Ban điều hành, vấn đề giao dịch với các bên liên quan, sở hữu các công ty liên kết... chắc chắn có giá trị tham khảo như “án lệ” đối với các bên tham gia thị trường chứng khoán và công ty cổ phần trong quá trình vốn hoá.

Chẳng hạn, tại CTCP Vận tải ô tô số 2 (trụ sở tại Gia Lâm, Hà Nội), ngay khi cựu Chủ tịch HĐQT bị truy tố, cổ đông lớn là Công ty Hoa Việt (sở hữu trên 51% cổ phần) vẫn gặp khó khi không chốt được danh sách cổ đông để tổ chức đại hội, miễn nhiệm HĐQT cũ và bầu lại HĐQT mới.

Sau Đại hội, Công ty Hoa Việt vẫn phải theo hầu tòa do Nghị quyết ĐHCĐ bị các cổ đông không dự đại hội yêu cầu hủy vì lý do các cổ đông này không có trong danh sách cổ đông được quyền dự họp.

Trở lại với câu chuyện tại Coteccons, nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu Kusto có thể triệu tập ĐHCĐ bất thường? Trung tâm Lưu ký chứng khoán có thể trả lời câu hỏi này vì Kusto phải đưa ra căn cứ chứng minh các vi phạm nghiêm trọng và cung cấp cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

Một vấn đề khác trong trường hợp, một cổ đông lớn đang giữ vị trí Chủ tịch HĐQT tại một doanh nghiệp niêm yết và đồng thời là Chủ tịch HĐQT công ty liên kết có thể dẫn đến các ngờ vực của cổ đông còn lại về tính bất vị lợi của các quyết định của HĐQT liên quan đến các giao dịch với công ty liên kết.

Thực tiễn cho thấy, giao dịch góp vốn hoàn toàn có thể che giấu thông qua các văn bản ủy thác, ủy quyền. Người chủ thực sự nhờ người đứng tên cổ phần và người này sau đó, ủy quyền đại diện cho người chủ thực sự tham gia ứng cử thành viên HĐQT, điều hành công ty.

Trong trường hợp người ủy thác cho người khác đứng tên đầu tư, sở hữu cổ phiếu tại một công ty khác lại có nghĩa vụ phải công bố thông tin thì việc che giấu sở hữu cổ phiếu là vi phạm pháp luật. Đó là việc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

Những tranh chấp nội bộ cổ đông sẽ đi về đâu? Thực tế từ các vụ việc xảy ra trong quá khứ, có thể một bên sẽ chấp nhận bán lại cổ phần và ra đi, hoặc các bên thỏa hiệp, nhượng bộ để tiếp tục cùng chèo lái doanh nghiệp.

Vấn đề là một bên sẽ chứng minh được vi phạm đến đâu và bên kia có nắm giữ được bí quyết, công nghệ, nhân sự, quan hệ cốt lõi trong sự phát triển của doanh nghiệp?

Trong bối cảnh nhiều bất định do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, giới chủ sẽ có xu hướng tìm kiếm an toàn, bảo toàn vốn. Thời điểm này, việc chuyển nhượng cổ phần có nhiều rủi ro hơn là việc thỏa hiệp.

doanh nghiep va cuoc chuyen giao quyen luc bai 1 mau thuan giua cac nhom co dong Doanh nghiệp và cuộc chuyển giao quyền lực (bài 3): Bước tiến quản trị cần đi vào thực chất

KTCKVN - Tuy vậy, việc quy định “cứng” tách biệt hai chức danh này tại Nghị định 71 cũng có không ít ý kiến trái chiều, ...

doanh nghiep va cuoc chuyen giao quyen luc bai 1 mau thuan giua cac nhom co dong Doanh nghiệp và cuộc chuyển giao quyền lực (bài 2): Bỏ thực trạng hai "ngai vàng" một "đức vua"

KTCKVN - Hàng loạt doanh nghiệp đã và đang thay thế chức danh Tổng Giám đốc trước thời điểm yêu cầu tách biệt chức danh ...