Giá cổ phiếu và "trào lưu" tăng vốn của nhóm ngân hàng

Cập nhật: 15:05 | 06/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong bối cảnh giá cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh, việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu hiện đang là "trào lưu" của nhiều ngân hàng.

SeABank tăng vốn điều lệ lên 12.088 tỷ đồng, niêm yết trong quý I/2021

SeABank tăng vốn điều lệ lên 12.088 tỷ đồng, niêm yết trong quý I/2021

Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, tháng 12/2020, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank đã hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 9.369 tỷ đồng lên 12.087 tỷ đồng. Với vốn điều lệ mới, SeABank là một trong 13 ngân hàng TMCP có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.

Việc tăng vốn điều lệ nằm trong kế hoạch phát triển của SeABank đã được thông qua tại Đại hội Cổ đông thường niên SeABank năm 2020 nhằm hướng tới mục tiêu đưa SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.

Mặt khác, vốn điều lệ mới sẽ giúp SeABank tăng năng lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.

Ở một diễn biến liên quan, ngày 30/12/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) đã ban hành quyết định số 888/QĐ-SGDHCM chấp thuận niêm yết hơn 1,208 tỷ cổ phiếu của SeABank với mã chứng khoán SSB. Dự kiến sẽ chính thức niêm yết trên HOSE vào quý I/2021.

Việc niêm yết trên sàn HOSE là một bước tiến quan trọng đối với SeABank góp phần khẳng định vị thế, nâng cao giá trị thương hiệu với các nhà đầu tư, đối tác, tạo tiền đề cho sự bứt phá mạnh mẽ của Ngân hàng trong tương lai.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, SeABank cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra với lợi nhuận trước thuế đạt 1.131 tỷ đồng - tăng 65,6% so với cùng kỳ 2019.

Tổng tài sản đạt 167.426 tỷ đồng - tăng 6,37%; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giảm còn ở mức 2,23%, đảm bảo thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Khi cổ phiếu lên ngôi...

0149-ck
Cuối năm 2020, cổ phiếu nhóm ngân hàng liên tục tăng mạnh

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Nam A Bank, nhà băng này đang triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 7.000 tỷ đồng trong đó có phương án phát hành 57 triệu cổ phiếu (tương đương 570 tỷ đồng) để chi trả cổ tức với tỷ lệ gần 12,5% và chào bán 143 triệu cổ phiếu riêng lẻ (tương đương 1.430 tỷ đồng).

Trước đó, ngày 1/9/2020, Nam A Bank tăng vốn điều lệ từ 3.890 tỷ đồng lên hơn 4.564 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và chào bán riêng lẻ, tổng cộng phát hành thêm hơn 67,4 triệu cổ phiếu.

Đầu tháng 10/2020, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ lên 10.959 tỷ đồng qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 25%. Dự kiến OCB sẽ tiếp tục phát hành riêng lẻ hơn 31,6 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước trong quý I/2021.

Trước đó, cuối tháng 6/2020, OCB hoàn tất bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài Aoroza Bank, giá trị thương vụ khoảng 160 triệu USD.

Tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM - HDBank, ngân hàng này tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 16.088 tỷ đồng thông qua chia cổ tức đợt 2/2019 ngay sau khi hoàn thành tăng vốn đợt 1/2020 từ 9.810 tỷ đồng lên 12.707 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ đợt 1/2020 được HDBank thực hiện thông qua phát hành 289,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức đợt 1/2019 và thưởng cổ phiếu với tổng tỷ lệ 30% từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Cũng trong tháng 10/2020, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - LienVietPostBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 9.769 tỷ đồng lên 10.746 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019.

Mới đây, Ngân hàng TMCP Bản Việt - Viet Capital Bank vừa thông báo ngày 4/1/2021 là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để chào bán hơn 35,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 9:1, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị chào bán hơn 352 tỷ đồng. Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền mua cổ phiếu từ ngày 8-27/1/2021.

Trước đó, tại ĐHCĐ bất thường năm 2020 hồi tháng 8/2020, cổ đông Viet Capital Bank đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm gần 1.000 tỷ đồng, lên mức 4.077 tỷ đồng. Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc Viet Capital Bank cho hay, việc tăng vốn đã được lên kế hoạch và đang trong giai đoạn chuẩn bị.

Ngoài ra, một số ngân hàng khác như cũng đã thực hiện kế hoạch tăng vốn như: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 20%, từ 9.245 tỷ đồng lên 11.094 tỷ đồng;

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - SHB đã phát hành thành công hơn 500 triệu cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ lên 17.558 tỷ đồng, vốn tự có lên gần 34.000 tỷ đồng. Như vậy, nguồn vốn tăng thêm đến từ việc chia cổ tức, cổ phiếu thưởng...

0122-tav
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Theo chia sẻ từ các chuyên gia tài chính, các ngân hàng cấp tập tăng vốn thời gian qua là để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II.

Ở thời điểm hiện tại, hệ số CAR nhiều ngân hàng vẫn đang ở mức an toàn. Tuy nhiên, nếu không tăng vốn điều lệ, hệ số này sẽ giảm dần khi tài sản có rủi ro của các ngân hàng tăng lên trong tương lai. Khi đó, việc mở rộng hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng sẽ bị hạn chế, cho nên các ngân hàng đã chạy đua tăng vốn ngay từ bây giờ.

Chật vật chuyện tăng vốn tại nhóm Big 4

Tăng vốn không chỉ cần thiết đối đối với các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ, đây còn là vấn đề bức thiết ở các ngân hàng lớn, nhưng vì nhiều nguyên nhân nên chưa thể thực hiện trong suốt thời gian qua.

Theo đó, 4 ngân hàng do Nhà nước (Vietcombank, BIDV, Agribank, Vietinbank) sở hữu chi phối, cũng là 4 ngân hàng quy mô lớn nhất hệ thống (Big 4), vấn đề tăng vốn điều lệ không kịp quy mô tăng trưởng là một điều cấp kíp. Kiến nghị tăng vốn là đề xuất nhiều năm của lãnh đạo các ngân hàng này.

Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV cho biết, hiện nay vốn điều lệ của ngân hàng đạt 40.200 tỷ đồng lớn nhất hệ thống, nhưng hệ số CAR mới chỉ đạt chuẩn an toàn theo Basel II. Vì vậy, BIDV đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, Ngân hàng Nhà nước cho phép BIDV được tăng vốn điều lệ bằng việc chi trả cổ tức 2020 bằng cổ phiếu (trong 3 năm 2017. 2018, 2019 BIDV đã nộp cổ tức cho ngân sách là 22%, 2 năm 2019, 2020, BIDV nộp ngân sách là 13.800 tỷ đồng – 2019: 8.160 tỷ đồng; 2020: 5.640 tỷ đồng).

Cùng câu chuyện tăng vốn, ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank kiến nghị phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank và các ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước cho thời gian 5 năm để tránh bị động, đáp ứng được nhu cầu hoạt động.

Ông Ấn cho biết, tới đây mặc dù được cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng nhưng sau khi phân phối lợi nhuận 8.900 tỷ đồng của năm 2019, hệ số an toàn vốn chỉ còn 8,6% (nếu tính đúng theo Thông tư 41 thì chỉ còn 7% - thấp hơn mức quy định 9%). Như vậy, trong năm 2021 Agribank không thể tăng trưởng tín dụng mà còn phải giảm.

Tuy nhiên, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 12 - Nghị định 91/2015 về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trong đó ngân hàng được thêm vào danh sách cho phép đầu tư bổ sung vốn nhà nước, áp dụng với các ngân hàng do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Điều chỉnh này tạo cơ sở pháp lý để Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank và BIDV được phép chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn vốn thặng dư để tăng vốn điều lệ. Vì vậy, cả 3 ngân hàng này đều đã chốt danh sách cổ đông để chia cổ tức.

Đáng lưu ý, tăng được vốn đã không đơn giản nhưng sử dụng vốn tăng thêm sao cho hiệu quả cũng tạo áp lực không hề nhỏ lên các ngân hàng.

Phiên sáng ngày 6/1: Nhóm chứng khoán tăng trần, ITA và HQC bị chốt lời, VN-Index tăng gần 15 điểm

Dù áp lực chốt lời diễn ra khá mạnh ở nhiều mã nhưng việc dòng tiền vẫn chảy mạnh đã giúp VN-Index vọt lên ngưỡng ...

Nợ "ngập đầu", Hà Đô (HDG) vẫn bạo chi cổ tức "béo"

Ngày 26/1/2021 tới đây, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt ...

Hoa Sen (HSG): Lợi nhuận tăng 290%, cổ phiếu tăng 3 lần, công ty con của Chủ tịch bán tư cách cổ đông lớn

Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen vừa thông báo đã bán ra hơn 27 triệu trong tổng số toàn bộ hơn 43 ...

Văn Thắng