Giá phân bón vẫn sẽ ở mức cao cho đến hết năm 2022?

Cập nhật: 10:17 | 07/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Bộ phận Phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) nhận định rằng xu hướng tăng giá kéo dài của giá phân bón từ giữa năm 2020 đến nay là yếu tố chính giúp các doanh nghiệp phân bón có được kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian qua.

Xuất khẩu thủy sản: Điểm sáng trong quan hệ thương mại Việt Nam-Australia

Xuất khẩu gỗ và lâm sản tháng 9/2021 giảm hơn 8%

Giá tiêu tăng cao, có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg vào cuối năm 2021?

Cụ thể, giá tất cả các loại phân bón tháng 9/2021 đều đã tăng rất mạnh. Trong đó, giá phân DAP tăng 125%, giá phân Urea tăng 121%, giá phân lân tăng 130%.

Nguyên nhân khiến giá phân bón tăng cao đến từ sự tăng giá của nguyên vật liệu đầu vào như than, khí tự nhiên, lưu huỳnh... và sự sụt giảm của nguồn cung trên thế giới dẫn đến không kịp đáp ứng nhu cầu phục hồi quá nhanh để tái thiết nền kinh tế.

Bên cạnh đó, mới đây Trung Quốc đã có những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, trong bối cảnh Trung Quốc chiếm khoảng 40 - 50% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam, điều này đã làm cho giá phân bón cả quốc tế lẫn trong nước tăng cao.

3647-cophieu
Giá cổ phiếu đã tăng mạnh, ngành phân bón còn tiềm năng? (Ảnh minh họa)

Trong sản xuất phân đạm, khí thiên nhiên và than là 2 nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu. Với khí thiên nhiên, đà tăng được kỳ vọng sẽ tiếp diễn vào khi mùa đông tới, các nước có nhu cầu tiêu thụ khí đốt cao hơn trong bối cảnh lượng dự trữ khí đang sụt giảm. Theo cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), dự trữ tính đến ngày 13/8 ở mức 2.776 Bcf, thấp hơn khoảng 17% so với cùng kỳ.

Những chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa của Trung Quốc có thể là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất phân bón Việt Nam cải thiện được thị phần trong nước và tăng sản lượng cũng như giá trị xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, nhóm phân tích cho rằng có thể yếu tố này chỉ duy trì trong ngắn hạn đến khi cung cầu trở nên bình ổn.

Mặt khác, Agriseco Research nhận định giá nguyên vật liệu nếu tiếp tục tăng mạnh sẽ là một yếu tố bất lợi tới biên lợi nhuận khi ngành nghề có tính cạnh tranh cao như phân bón thì sẽ khó khăn nếu tiếp tục đẩy cao giá bán.

Siêu bão giá phân bón đang đến gần?

Theo Agweb, các chuyên gia nhận định hiện tượng việc giá phân bón đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua đang báo hiệu hiện tượng "thiên nga đen" có thể tấn công nền kinh tế thế giới thêm một lần nữa.

Diễn biến không mấy tươi sáng của ngành phân bón bắt nguồn cuộc khủng hoảng nguyên liệu ở châu Âu và Trung Quốc, kèm theo những tác động từ thiên tai, khí hậu và vấn đề chính trị.

Theo Josh Linville, đại diện công ty phân tích thị trường StoneX cho biết vào cuối tháng 9, Chính phủ Trung Quốc chính thức cấm xuất khẩu phân DAP (lân, phốt phát) cho đến hết tháng 6/2022.

3648-cophieu1
Siêu bão giá phân bón đang đến gần?

Ngay sau khi thông báo này được đưa ra, thị trường phân bón biến động mạnh bởi Trung Quốc sản xuất 1/3 sản lượng phốt phát thế giới.

Lệnh cấm phân DAP chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các cú sốc về nguồn cung phân bón khi các nước đang bước vào sản xuất, trồng trọt cho năm 2022.

Trước đó, vào năm 2008, giá urê NOLA tăng từ 350 USD/tấn vọt lên 825 USD/tấn, trong khi giá phân DAP thế giới cũng leo lên mức 702 USD/tấn do cung không đủ cầu.

Ông Vũ Duy Hải, TGĐ Tập đoàn Vinacam cho biết sau khi Belarus, một nước xuất khẩu kali lớn trên thế giới bị Mỹ và Anh cấm vận, giá kali tiếp tục tăng dựng đứng với các bản chào nhỏ giọt cho hàng xếp tháng 10. Hàng hạt nhỏ ở mức 550 USD/tấn CFR và hàng hạt lớn ở mức 620 USD/tấn CFR.

Giá chào hàng xếp tháng 11, kali hạt nhỏ tiếp tục lên mức 600 USD/tấn CFR và hạt lớn ở mức 700 USD/tấn CFR.

Còn, phân DAP Trung Quốc được chào cho hàng rời nhập khẩu đường biển đã lên mức 730-750 USD/tấn CFR. Với mức thuế nhập khẩu 5%, mức thuế phòng vệ thương mại trên 1 triệu đồng/tấn, giá vốn hàng nhập mới đã lên tới 19 triệu đồng/tấn.

Những diễn biến không mấy khả quan ở thị trường thế giới và trong nước đang khá bất lợi cho người nông dân khi vụ Đông Xuân đang đến gần.

Cổ phiếu phân bón có còn dư địa tăng giá?

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng dịch bệnh, Agriseco Research đánh giá ngành phân bón vẫn là một trong số ít ngành được hưởng lợi và kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021.

Cùng với đó, chính sách thuế giá trị gia tăng kỳ vọng được sửa đổi. Nội dung sửa đổi thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón (dự kiến 5%) đã được tổng hợp trong dự thảo luật thuế giá trị gia tăng.

3652-thue

Khi dự thảo được thông, các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ được hoàn thuế VAT đầu vào, giúp giảm giá vốn hàng bán và cải thiện biên lợi nhuận, trong đó các doanh nghiệp sản xuất phân Urea sẽ được hưởng lợi nhiều nhất do chênh lệch thuế giữa đầu vào và đầu ra lớn.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rủi ro của ngành là giá phân bón tăng mạnh có thể ảnh hưởng tới các hộ nông dân và ngành nông nghiệp nói chung, có thể sẽ có những biện pháp nhằm bình ổn giá phân bón trên thị trường.

Không chỉ vậy, một trong những đầu ra rất quan trọng với phân bón ở thị trường Việt Nam là sản xuất lúa gạo. Tuy nhiên thì giá gạo sau đà tăng kể từ năm 2020 lại có sự sụt giảm về mức thấp nhất trong vòng gần 2 năm, điều này có thể tác động tiêu cực lên nhu cầu phân bón.

Về dài hạn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc dự báo rằng nhu cầu chỉ tăng trưởng với CAGR là 1% trong giai đoạn 2022 - 2026. Diện tích đất nông nghiệp cũng đã đạt đỉnh và đang có xu hướng giảm, xu thế phân hữu cơ, phân vi sinh có lợi cho môi trường sẽ ngày càng phổ biến.

Thu Uyên (Tổng hợp)