Giá thép trong nước

Thị trường thép trong nước ghi nhận một số yếu tố hỗ trợ tăng trưởng doanh nghiệp thép đến cuối năm khi nhu cầu tiêu thụ sắt thép được kỳ vọng sẽ cải thiện nhờ các dự án đầu tư công được triển khai nhiều hơn. Cụ thể, năm 2023, Bộ Giao thông Vận tải được Chính phủ giao giải ngân đầu tư công với số vốn lên tới 94.161 tỷ đồng, gấp 2,2 lần năm 2021 và 1,7 lần năm 2022.

Bên cạnh đó, tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu, đặc biệt nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc - nhà sản xuất và tiêu thụ thép lớn nhất, chiếm hơn 50% tổng nguồn cung và nhu cầu trên thế giới – sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp thép Việt Nam.

VSA nhận định giá nguyên vật liệu tăng nhiều khiến các nhà máy trong nước tăng giá bán nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ. Các nhà máy có các động thái hiệu chỉnh giá thép cuộn/thép cây hoặc CB4, CB5/CB3 của các nhà máy thể hiện việc tăng giá và cơ cấu giá theo chủng loại đang được tiến hành từng bước.

Tại miền Bắc, thương hiệu thép Hòa Phát có giá bán như sau: Dòng thép cuộn CB240 lên mức 15.960 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.840 đồng/kg.

Thép Việt Ý có giá như sau: Dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.910 đồng/kg; thép D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.

Thép Việt Sing, 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 15.830 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.830 đồng/kg.

Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều lên mức giá 15.680 đồng/kg và 15.580 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 đều có mức giá 15.880 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Đức, với thép cuộn CB240 có giá 15.710 đồng/kg; với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.810 đồng/kg.

Tại miền Trung, Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.880 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.730 đồng/kg.

Thép Việt Đức, dòng thép cuộn CB240 có giá 16.060 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.060 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 15.680 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.580 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 17.570 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.600 đồng/kg.

Tại miền Nam, thép Hòa Phát, với thép cuộn CB240 ở mức 15.980 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.880 đồng/kg.

Thép VAS, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.

Thép Tung Ho, với thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.780 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 có giá 17.290 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 17.390 đồng/kg.

Giá thép sẽ tăng cao trong cuối năm 2023

Về tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, báo cáo của VSA cho thấy, giá quặng sắt ngày 7/3/2023 giao dịch ở mức 125,1-125,6 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm nhẹ khoảng 1,15 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 2/2023.

Nhóm nghiên cứu của Công ty Chứng khoán DSC cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc bãi bỏ Covid-Zero, hướng tới thúc đẩy kinh tế và triển khai gói 16 điểm chính sách "giải cứu" ngành bất động sản, giá quặng sắt đã có đà tăng mạnh gần 50% từ 85 USD/tấn lên tới gần 120 USD/tấn. DSC dự kiến nhu cầu cũng như giá thép sẽ tăng cao hơn trong nửa sau năm 2023.

Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 7/3/2023 giao dịch ở mức khoảng 331 USD/tấn FOB, tăng 6 USD/tấn so với đầu tháng 2/2023. Đây là mức giá cao nhất ghi nhận vào cuối quý 1/2022 và đang có xu hướng tăng trở lại kể từ tháng 11/2022.

Đối với thép phế liệu, trong những ngày đầu tháng 2/2023 có xu hướng điều chỉnh tăng. Giá thép phế liệu liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 7/3/2023 giữ ở mức 448 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn so với đầu tháng 2/2023.

Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ngày 7/3/2023 ở mức 643 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, tăng 24 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2023.

Nhìn chung, thị trường HRC thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép,…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất.

Trung Quốc tuần này sẽ cắt giảm sản lượng thép thô và đánh dấu năm thứ ba liên tiếp Chính phủ nước này yêu cầu giảm sản lượng để hạn chế lượng khí thải carbon từ lĩnh vực gây ô nhiễm nặng.

Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ hợp kim lớn nhất thế giới, là xương sống của nền kinh tế công nghiệp. Kể từ khi sản lượng đạt mức kỷ lục 1,053 tỷ tấn vào năm 2020, đã giảm mỗi năm chỉ còn trên 1 tỷ tấn. Lĩnh vực này chiếm khoảng 15% lượng khí thải quốc gia, chỉ đứng sau sản xuất điện.

Trong khi chính quyền Bắc Kinh tiếp tục sử dụng các biện pháp kích thích quy mô lớn để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thép được sử dụng đang giảm khi nền kinh tế chuyển sang cơ sở hạ tầng sử dụng ít kim loại hơn. Việc Chính phủ siết chặt thị trường bất động sản cũng đã làm giảm nhu cầu đối với hợp kim.