Giảm phí hàng hải cho tàu chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong đến hết năm 2021

Cập nhật: 09:30 | 31/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 74 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016 quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải.

Dự báo giá heo hơi ngày 31/8/2021: Các địa phương sẽ biến động trái chiều?

Giá cà phê trong nước có thể chạm mức 47.000 đồng/kg vào cuối năm?

Bộ Công Thương yêu cầu siết chặt, ưu tiên tiêu thụ hàng nội địa

Tại Thông tư số 74/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 261/2016 quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải vừa được ban hành, Bộ Tài chính quy định rõ thời gian ưu đãi phí hàng hải cho tàu, thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa).

Cụ thể, từ ngày thông tư mới có hiệu lực (12/10/2021) đến hết ngày 31/12/2021, mức thu các loại phí: bảo đảm hàng hải; trọng tải tàu, thuyền và phí sử dụng vị trí neo đậu trước khu nước, vùng nước đối với tàu, thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong sẽ bằng 50% mức thu theo quy định.Từ ngày 1/1/2022 đến hết năm 2023, mức thu các loại phí nêu trên được áp dụng bằng 80% mức phí theo quy định.

0652-giamphi
Ảnh minh họa

Tàu, thuyền chuyển tải dầu tại vịnh Vân Phong sẽ phải đóng phí bảo đảm hàng hải; trọng tải tàu, thuyền và phí neo đậu trước khu nước, vùng nước theo mức quy định tại Điều 1 của thông tư như với hầu hết phương tiện khác kể từ ngày 1/1/2024.

Trước đó, theo quy định tại Thông tư 261/2016 và Thông tư 90/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Trước đó, tại thông tư 261/2016 của Bộ Tài chính quy định, tàu thuyền chuyển tải dầu tại Vịnh Vân Phong áp dụng mức thu bằng 50% mức thu quy định. Mức thu này được áp dụng đến hết ngày 31/12/2020. Kể từ ngày 1/1/2021 áp dụng mức thu thông thường.

Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị miễn phí điều chỉnh thông tin cho hàng chuyển từ cảng Cát Lái

Văn bản do ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ký cho biết, sau hơn 3 tuần TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, số lượng container hàng nhập tồn ở cảng Cát Lái tăng cao do tỷ lệ khách hàng lấy container ra khỏi cảng liên tục giảm theo từng tuần so với thời gian chưa thực hiện giãn cách.

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều nhà máy, xí nghiệp trong khu vực phải thu hẹp sản xuất hoặc ngừng hoạt động do bị phong tỏa. Việc hàng hóa tồn tại bãi tăng cao có nguy cơ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tàu.

Để cảng Cát Lái duy trì hoạt động thông suốt, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn tạm thời ngừng vận chuyển container hàng nhập từ các khu vực Cái Mép, Tân Cảng Hiệp Phước về cảng Cát Lái.

Trước tình hình hiện nay, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các hãng tàu hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu điều chỉnh thông tin cảng Cát Lái (cảng đích) về cảng Cái Mép (đối với tàu ở các cảng khu vực Cái Mép), Hiệp Phước (đối với tàu ở Tân Cảng Hiệp Phước) để doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy định đối với lô hàng nhập khẩu đang vận chuyển trên tàu biển chưa dỡ xuống cảng hoặc hàng hóa nhập khẩu đã dỡ xuống cảng đang chờ xếp lên phương tiện vận chuyển về cảng Cát Lái.

Đặc biệt, các hãng tàu cũng cần xem xét không thu phí phát sinh nếu có do việc điều chỉnh thông tin này.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng đề nghị các hãng tàu tăng cường đàm phán, ký hợp đồng với các cảng tại khu vực Cái Mép và tại khu vực lân cận cảng Cát Lái để có sự điều chỉnh linh hoạt trong trường hợp cảng Cát Lái quá tải.

Đồng thời, tăng cường ứng dụng hình thức điện tử để giải quyết các giấy tờ trong thời gian các địa phương phía Nam áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg, tạo thuận lợi cho chủ hàng, tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành đang nỗ lực thực hiện các nhóm giải pháp, giảm nguy cơ ách tắc hàng hóa cho cảng Cát Lái trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đến thời điểm hiện tại tình hình tại cảng Cát Lái đã "giảm nhiệt".

Thanh Hằng