GVR chuyển hướng kinh doanh bù lợi nhuận cao su

Cập nhật: 14:47 | 13/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCOM - Mã chứng khoán: GVR) quyết định chỉ duy trì quy mô hiện tại không đầu tư mở rộng mà chuyển hướng đầu tư mạnh vào các khu công nghiệp trong giai đoạn 2019-2020 và 2021-2025.  

gvr chuyen huong kinh doanh bu loi nhuan cao su

VTVCab muốn phát hành 400 tỷ đồng trái phiếu

gvr chuyen huong kinh doanh bu loi nhuan cao su

FLC Faros dự kiến trả cổ tức năm 2019 tối thiếu 50% lợi nhuận

Báo cáo tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, ông Huỳnh Văn Bảo cho biết, năm 2018 doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế của GVR lần lượt đạt 16.273 tỷ đồng và 3.253 tỷ đồng, hoàn thành 106,4% và 91,7% kế hoạch năm. Nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế không đạt kế hoạch đề ra là do lĩnh vực trồng, chăm sóc và chế biến mủ cao su gặp khó khăn do giá bán mủ tiếp tục giảm 18% trong năm 2018.

“Trước tình hình giá mủ cao su giảm như hiện tại cũng như dự báo tiếp tục có những khó khăn trong năm 2019, GVR quyết định chỉ duy trì quy mô hiện tại mà không đầu tư mở rộng. Đồng thời, GVR sẽ chuyển hướng tập trung một số lĩnh vực có thể mang lại lợi ích cho Nhà nước và cổ đông”, ông Bảo nói.

gvr chuyen huong kinh doanh bu loi nhuan cao su
GVR chuyển hướng kinh doanh bù lợi nhuận cao su

Cụ thể, có 3 lĩnh vực mà GVR tập trung đầu tư mạnh trong năm 2019 gồm: Đầu tư vào khu công nghiệp trên đất cao su - đây là lĩnh vực có lợi nhuận cao, nhiều tiềm năng nên sẽ đầu tư mạnh giai đoạn 2019 - 2020 và 2021 - 2025. Lĩnh vực chế biến gỗ cao su lợi nhuận khá tốt và còn cơ hội nên sẽ đầu tư bổ sung, tái cơ cấu thông qua sáp nhập để tăng sức cạnh tranh. Cuối cùng, một lĩnh vực khá mới là lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, GVR thử nghiệm một cách thận trọng vì rủi ro đầu ra, công nghệ sản xuất... và nâng dần quy mô phù hợp với tình hình thực tế.

“Tất nhiên, trong thời gian ngắn hạn và định hướng trung hạn, tập đoàn vẫn tập trung vào 3 lĩnh vực sản phẩm cao su, chế biến gỗ và phát triển KCN để tạo đà tăng tốc, phát triển trong năm 2019, 2020 và kế hoạch 5 năm 2021 - 2025”, ông Bảo nói.

Riêng 2 lĩnh vực trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su và sản phẩm công nghiệp cao su, GVR chỉ duy trì quy mô hiện tại, không mở rộng.

Cũng tại đại hội, GVR cho biết với yêu cầu hội nhập quốc tế, tập đoàn cũng dự kiến phát triển và trồng khoảng 20.000 rừng, tương ứng 5% diện tích cao su hiện nay.

“Hiện tại, GVR đang tham gia đầu tư 17 KCN trong đó trực tiếp quản lý, điều hành 12 khu với diện tích đất tự nhiên gần 6.000 hecta, đất thương phẩm cho thuê gần 4.400 ha được thực hiện trên quỹ đất trồng cao su chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, Tập đoàn vẫn đang làm việc với các địa phương, định hướng giai đoạn 2021 - 2025 sẽ phát triển khoảng 5.000 - 7.000 ha ở khu vực Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Nguyên. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể phụ thuộc vào kết quả làm việc chung với địa phương”, ông Phạm Văn Thành, thành viên HĐQT GVR thông tin thêm.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, GVR đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 24.224 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện 2018. Lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 4.150 tỷ đồng, tăng 24%. Tỉ lệ cổ tức là 6%.

Về lộ trình niêm yết cổ phiếu GVR lên HOSE, đại điện GVR cho biết việc thực hiện chậm trễ so với kế hoạch do trong năm 2018 là do có một số bất cập. GVR sẽ xúc tiến lập các hồ sơ để đến quí III/2019 có thể lên sàn HOSE.

Trên thị trường chứng khoán, trong một tuần gần đây cổ phiếu GVR giao dịch khá khởi sắc, giao động mạnh trong vùng 11.600 – 13.600 đồng/cp. Tại phiên giao dịch chiều nay 13/6, cổ phiếu đang giao dịch ở mức giá 14.100 đồng/cp tăng 3,7%. Khối lượng khớp lệnh đạt mức cao 1,464,900 đơn vị.

Hoàng Hà

Tin cũ hơn
Xem thêm