Kết phiên giao dịch ngày 5/8/2022, VN-Index sau 4 phiên liên tiếp tăng điểm trước đó đã chính thức giảm điểm dù mức giảm chỉ 1,5 điểm về 1.252,74 điểm.

Khác với vai trò là lực kéo trong những phiên đầu tuần, nhóm cổ phiếu thép đã phân hóa trở lại trong 2 phiên cuối tuần trong đó HPG giảm phiên thứ 2 liên tiếp về mức 23.300 đồng (trước đó có chuỗi 5 phiên xanh từ 28/7).

Trái với HPG, 2 cổ phiếu thép HSG, NKG tiếp tục ghi nhận chuỗi 7 phiên bất bại liên tiếp qua đó cùng kéo thị giá từ mức 17.x đồng (27/7) lên 20.x đồng. Tương tự, HSG tăng mạnh 5 phiên liên tiếp từ 1/8 (với 2 phiên trần) kéo giá cổ phiếu tăng gần 21% lên mức 20.500 đồng; POM cũng có 5 phiên gần nhất không giảm.

[Chứng khoán cười] "Mình đã mua vào 500k HPG"... và cái kết

Phiên 5/8, cổ phiếu HPG bất ngờ ghi nhận phiên xả mạnh hơn 19,4 triệu đơn vị với giá trị bán ròng hơn 450 tỷ đồng. Ngược pha, khối ngoại mua bán khá cân bằng tại NKG trong khi vào ròng hơn 270.000 cổ phiếu HSG.

Theo quan sát, khối ngoại đã liên tục bán hạ tỷ trọng tại nhóm thép lớn thời gian gần đây. Đến thời điểm hiện tại, khối ngoại chỉ còn nắm giữ 6,62% vốn tại NKG (khoảng 17,4 triệu cổ phiếu NKG) so với mức 11% tại thời điểm giữa tháng 5/2022; giảm nhẹ sở hữu tại HSG từ 7% về mức 6,8% (khoảng 33,9 triệu cổ phiếu).

Khối ngoại cũng ghi nhận rút ròng gần 92 triệu cổ phiếu HPG (1,58% vốn) kể từ phiên 16/5/2022 về mức 20,17%. Tính từ đầu năm, room ngoại tại HPG đã thu hẹp từ mức 23,65% (nết xét trên tổng số cổ phiếu sau đợt chia cổ tức mới đây, khối ngoại đã bán giảm tỷ trọng khoảng hơn 200 triệu cổ phiếu HPG.

Khối ngoại mạnh tay rút bớt vốn ở ngành thép, hơn 200 triệu cổ phiếu HPG bị bán từ đầu năm

Thống kê sở hữu của khối ngoại đến hết phiên 5/8/2022

Khác với sự bùng nổ trong phần lớn thời gian năm 2021, kể từ đầu năm 2022, cổ phiếu thép đã liên tục mang đến cho cổ đông những nỗi buồn khó tả. Không chỉ nhà đầu tư trong nước, khối ngoại cũng đau đầu với nhóm này.

Thống kê cho thấy giá trị cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp thép đã giảm gần 70.000 tỷ đồng từ đầu năm trong đó phần lớn đến từ 5 cái tên HPG, POM, HSG, SMC, NKG. Được biết cả 5 mã này đều có lượng tiền ngoại nắm giữ trên ngưỡng nghìn tỷ hồi đầu năm nhưng đến nay chỉ còn duy nhất HPG.

Với việc nhiều cổ phiếu thép đã chỉnh sâu từ 35 - 50% thị giá từ đầu năm trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc cũng như tình hình kinh doanh bất lợi của nhóm doanh nghiệp ngành, đến hết phiên 5/8/2022, khối ngoại hiện đang nắm 1,284 tỷ cổ phiếu thép các loại (tính tại 6 mã chủ đạo là HPG, HSG, NKG, SMC, POM, TLH) - tương ứng giá trị 29.263 tỷ đồng.

Còn nhớ tại ĐHCĐ thường niên 2022 diễn ra hồi tháng 5, ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Hòa Phát từng chia sẻ: "Lúc này ngành thép đang không thuận lợi. Đợi 2 tháng nữa sẽ có kết quả kinh doanh quý II, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào".

Thực tế đã chứng minh nhận định của ông Long là hoàn toàn có cơ sở khi lần lượt những Nam Kim (NKG), Tiến Lên (TLH), Gang thép Thái Nguyên (TIS), Thép SMC (SMC), Gang thép Cao Bằng (CBI), Thép Mê Lĩnh (MEL),... hay chính HPG đã báo lãi sụt giảm mạnh hàng chục % so với cùng kỳ. Thậm chí trường hợp của Thép Thủ Đức (TDS) còn báo lỗ.

Biên lãi ròng của một số doanh nghiệp thép lớn tính đến quý II/2022

Sau cơn sốt giá thép hồi giữa năm 2021, việc các doanh nghiệp thép đồng loạt tăng trưởng lợi nhuận âm là điều không quá khó hiểu; giá thép quay đầu giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép.

Thêm vào đó, dư hàng tồn kho cao (tính đến hết quý II/2022 đạt khoảng 80.000 - 100.000 tỷ đồng) với cung giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán thương phẩm lao dốc cũng khiến cho các khoản trích lập dự phòng tại nhóm thép lớn trở nên "đẫy đà" hơn.

"Thê thảm" KQKD quý II/2022 của loạt doanh nghiệp thép