2414-cds
Hình minh họa (nguồn internet)

Doanh nghiệp bất động sản lãi đậm sau quý II

Theo thống kê từ 48 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính, các doanh nghiệp này đã ghi nhận gần 50.493 tỷ đồng doanh thu thuần và 14.542 tỷ đồng lãi ròng trong quý II/2021, tương ứng tăng trưởng hơn 58% về doanh thu và gấp 2,4 lần lợi nhuận so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, có 44/48 doanh nghiệp báo lãi và 26/48 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng. Riêng lợi nhuận doanh nghiệp đứng đầu là CTCP Vinhomes (VHM) chiếm 73,4% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp với gần 10.233 tỷ đồng.

Lũy kế nửa đầu năm, 48 doanh nghiệp đạt 86.435 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 24.091 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt tăng 42,4% và 70,3% so với cùng kỳ trong đó có 42/48 doanh nghiệp báo lãi và 27/48 doanh nghiệp có lãi tăng trưởng. Tương tự như quý II/2021, Vinhomes tiếp tục dẫn đầu lợi nhuận của nhóm với gần 15.629 tỷ đồng, chiếm 64,9% tổng lợi nhuận chung.

48 doanh nghiệp BĐS niêm yết lãi gần 14.550 tỷ trong quý II/2021 - Ảnh 4.

(Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2021 các doanh nghiệp (Đồ họa: Nguyên Ngọc)

Tính đến hết tháng 6, nhiều doanh nghiệp lớn có giá trị tồn kho cao chủ yếu do các dự án vẫn đang trong quá trình đầu tư. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã tiến hành M&A dự án trong kỳ nên phát sinh thêm hàng tồn kho.

Các doanh nghiệp BĐS niêm yết tồn kho hơn 253.000 tỷ - Ảnh 3.

Theo thống kê, tính đến ngày 30/6/2021, 54 doanh nghiệp bất động niêm yết ghi nhận tồn kho trên 253.000 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với đầu năm trong đó 5 doanh nghiệp gồm Novaland, Vinhomes, Nam Long, Phát Đạt, Đất Xanh chiếm gần 69% giá trị tồn kho.

Tại báo cáo thị trường bất động sản quý II/2021 được công bố mới đây, Bộ Xây dựng nhận định khả năng hấp thụ của thị trường đã tốt hơn, trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp.

Lượng bất động sản tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Cổ phiếu bất động sản âm thầm lập đỉnh mới

Trên thị trường chứng khoán, dòng cổ phiếu bất động sản ảnh hưởng mạnh đến chỉ số VN-Index và giữ tỷ trọng vốn hóa thứ hai thị trường, sau dòng cổ phiếu ngân hàng. Theo thống kê của SSI trong năm 2020, có 72/110 cổ phiếu bất động sản tăng giá trong đó có 52 cổ phiếu tăng tối thiểu 20% dù trãi qua một năm đầy khó khăn bởi dịch bệnh.

Ông Hoàng Văn Thọ, Chuyên gia phân tích ngành bất động sản của CTCP Quản lý Quỹ Dragon Capital cho biết, nửa đầu năm nay không có sóng cổ phiếu bất động sản. Thay vào đó, mỗi doanh nghiệp có câu chuyện riêng, một số doanh nghiệp kinh doanh tốt nên giá cổ phiếu tăng trưởng.

Cổ phiếu bất động sản âm thầm tăng giá giữa mùa dịch - Ảnh 2.

Diễn biến giá một số cổ phiếu bất động sản (Nguồn: TradingView)

Dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh, nhóm cổ phiếu bất động sản đã không có được độ "hot" trên thị trường như nhóm ngân hàng, chứng khoán hay thép. Nhưng thực tế, làn sóng tăng giá của các cổ phiếu bất động sản vẫn âm thầm diễn ra, thậm chí nhiều cổ phiếu có mức tăng trưởng mạnh hơn thị trường chung trong đó cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes ghi nhận mức tăng xấp xỉ 30% từ đầu năm.

Tương tự, cổ phiếu NVL của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) ghi nhận mức tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm với nhiều phiên bứt phá mạnh.

Nhóm vốn hoá thấp hơn như cổ phiếu PDR của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt đã tăng gần 120% kể từ đầu năm; cổ phiếu AGG của An Gia tăng 80%; cổ phiếu NLG của Nam Long, DIG của DIC Corp và KDH của Khang Điền đều có mức tăng xấp xỉ trên 50%; HDG của Hà Đô và DPG của Đạt Phương cũng tăng hơn 40%,...

Riêng mảng bất động sản khu công nghiệp, phần lớn cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này đều có diễn biến tích cực trong những tháng đầu năm trong đó có KBC, LHG, SZC,…

Cổ phiếu bất động sản liên tục lập đỉnh mới - Ảnh 4.

Biến động một số cổ phiếu bất động sản KCN (Nguồn: TradingView)

Cổ phiếu có thể phân hoá theo câu chuyện riêng

Lý giải đà tăng giá cổ phiếu bất động sản trong thời gian qua, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân Công ty Chứng Khoán Yuanta Việt Nam cho rằng: "Dòng tiền luôn có xu hướng chảy vào chỗ trũng. Khi nhà đầu tư nhận thấy tốc độ tăng trưởng của một số nhóm ngành chậm lại thì sẽ dịch chuyển sang những nhóm ngành mới có dư địa phát triển cao hơn.

Bên cạnh đó, thông thường, điểm rơi lợi nhuận của các doanh nghiệp rơi vào quý III và quý IV nên thời gian gần đây nhóm cổ phiếu này được quan tâm trở lại".

Còn theo ông Hoàng Văn Thọ, cổ phiếu của một số doanh nghiệp như Phát Đạt, Novaland, Nam Long,... tăng trưởng, đi ngược lại với khó khăn chung của thị trường nhờ có các dự án chuyển tiếp từ những năm trước.

Hiện tại, dịch COVID-19 kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay đã và đang tác động rất lớn đến tình hình bán hàng của doanh nghiệp bất động sản và thanh khoản chung của thị trường. Đây cũng là lý do khiến các nhà đầu tư có thể thận trọng hơn đối với các cổ phiếu bất động sản trong thời gian tới, nhất là giai đoạn công bố báo cáo tài chính trong hai quý cuối năm.

Tuy nhiên, ông Hoàng Văn Thọ nhận định: "Nếu doanh nghiệp có sản phẩm đã được bán ở nửa đầu năm hoặc từ năm ngoái thì dù không bán được hàng trong giai đoạn giãn cách vẫn có lợi nhuận tốt trong quý III".

Do vậy, chuyên gia Dragon Capital đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư đừng chỉ nhìn vào lợi nhuận mà nên xem xét cả hai yếu tố: Doanh số bán hàng, lợi nhuận thực tế hiện tại và tiềm năng.

VIC, CKV, MQN chốt quyền trả cổ tức ngày 17/8/2021

Trong ngày 17/8/2021, các doanh nghiệp như VIC, CKV, MQN sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng ...

Nam Long (NLG) chuẩn bị phát hành 60 triệu cổ phiếu huy động hơn 2.000 tỷ đồng

CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) đã thông qua giá phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư với giá ...

Nhiều sai số trong báo cáo tài chính tự lập của Xây dựng Bưu điện (PTC) hậu kiểm toán

Kiểm toán vừa đưa ra ý kiến ngoại trừ về khoản nợ phải trả của CTCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện (HOSE: PTC) ...