CTCP VNG (Mã: VNZ) công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với doanh thu thuần tăng nhẹ 6% so với lên 2.037 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 40% quý cùng kỳ lên 45%. Tuy nhiên, chi phí đã nhấn chìm lợi nhuận VNZ lỗ sau thuế hơn 547 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ 267 tỷ cùng kỳ.

Kỳ lân công nghệ VNG (VNZ) báo lỗ kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng
Đơn vị: Tỷ đồng

Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của VNG đạt 7.801 tỷ, tăng 2%; lỗ sau thuế kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng kể từ khi công bố thông tin đẩy mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2022 vế xấp xỏ 5.311 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản của VNG đạt hơn 9.092 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Trong đó, 3.079 tỷ đồng là tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng, chiếm 1/3 tổng tài sản.

Kỳ lân công nghệ VNG (VNZ) báo lỗ kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng
Nguồn: BCTC VNZ

Khoản đầu tư vào các công ty liên kết, đơn vị khác, gấp 3,7 lần đầu năm lên 1.484 tỷ đồng. Đáng chú ý, chỉ duy nhất khoản đầu tư vào Dayone là có lãi trong năm, còn lại các công ty Rocketeer, Ecotruck, Beijing Youtu, Telio, Funding Asia đều thua lỗ.

Ngay trước ngày công bố báo cáo tài chính, cổ phiếu VNZ lần đầu ghi nhận giao dịch kể từ khi lên sàn. Cụ thể, 1/2/2023, 100 đơn vị đã được khớp lệnh ở mức trần 336.000 đồng/cp. Hôm nay 2/2, 100 cổ VNZ tiếp tục được bán đẩy thị giá mã này lên 386.000 đồng/cp.

Cổ phiếu VNZ chính thức chào sàn UPCoM từ ngày 5/1/2023 với mức tham chiếu 240.000 đồng/cp, song, “đóng băng giao dịch ” trong nguyên tháng đầu năm 2023 dù các lệnh mua liên tiếp được rải ở mức giá khác nhau vì trắng bên bán.

Kỳ lân công nghệ VNG (VNZ) báo lỗ kỷ lục hơn 1.315 tỷ đồng
Ông Lê Hồng Minh, CEO VNG

Theo đó, ông Lê Hồng Minh, CEO VNG đã gia nhập câu lạc bộ những người sở hữu tài sản nghìn tỷ trên sàn giao dịch. Cụ thể, với 3.525.837 cổ phiếu VNZ đang nắm giữ (tương đương nắm 9,837% vốn VNG), ước tính theo thị giá hiện tại, khối tài sản của ông Minh đã tăng lên mức hơn 1.360 tỷ đồng, vượt cả Phó chủ tịch FPT Đỗ Cao Bảo.