Nếu như hạt mắc khén từ lâu đã nổi danh là “đệ nhất gia vị Tây Bắc” với vị cay tê đặc trưng, thì lá mắc khén – một phần khác của cây mắc khén – lại đang "lên ngôi" trên bàn ăn hiện đại nhờ hương thơm đặc trưng, vị giòn nhẹ lạ miệng và tính ứng dụng cao trong ẩm thực.

Loại lá mọc dại ven rừng, xưa không ai biết nay xuống phố thành 'gia vị vàng' giá tới 100.000 đồng/kg

Không cay như hạt, nhưng giòn và thơm khó cưỡng

Lá mắc khén không mang vị cay tê như hạt mà giòn, thơm nhẹ, thường được người dân vùng cao hái khi còn non để chế biến món ăn. Lá già thường cứng và có gai nên ít được sử dụng.

Loại lá mọc dại ven rừng, xưa không ai biết nay xuống phố thành 'gia vị vàng' giá tới 100.000 đồng/kg

Một số món đặc sản gắn liền với lá mắc khén có thể kể đến như: Gỏi lá mắc khén tôm thịt; Canh lá mắc khén nấu thịt băm; Trứng tráng lá mắc khén; Lá mắc khén tẩm bột chiên giòn;...

Vị giòn sần sật cùng hương thơm thoang thoảng khiến loại lá này tạo nên dấu ấn đặc biệt, thu hút ngay cả những thực khách khó tính nhất.

Loại lá mọc dại ven rừng, xưa không ai biết nay xuống phố thành 'gia vị vàng' giá tới 100.000 đồng/kg

Từ bếp nhà sàn đến thực đơn nhà hàng

Trước đây, lá mắc khén chỉ phổ biến trong cộng đồng người vùng cao. Tuy nhiên, vài năm gần đây, loại lá này dần len lỏi vào thực đơn của nhiều nhà hàng chuyên ẩm thực vùng cao, trở thành nguyên liệu để các đầu bếp sáng tạo ra món mới, mang đến trải nghiệm ẩm thực lạ miệng và đầy bản sắc.

Tại các chợ vùng cao, lá mắc khén được bán với giá khoảng 40.000 đồng/kg. Nhưng khi chuyển xuống xuôi, nhất là bán qua chợ mạng, giá có thể lên tới 100.000 đồng/kg. Có thời điểm, người tiêu dùng còn khó tìm mua vì lá mắc khén không có quanh năm, và chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên.

Việc lá mắc khén được thị trường đón nhận mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông sản vùng cao. Trước đây, người dân chỉ thu hái hạt mắc khén để bán. Nay với cả lá cũng được tiêu thụ, thu nhập được nâng lên đáng kể.