Lý giả đà tăng phi mã hàng trăm phần trăm của cổ phiếu TMS, SPM, VMD

Cập nhật: 09:13 | 31/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến ​​sự biến động mạnh sau làn sóng COVID-19 thứ tư cũng là làn song nặng nề nhất từ trước đến nay. Trong bối cảnh VN-Index và các chỉ số liên tục bị điều chỉnh sau nửa đầu năm bứt phá, thị trường vẫn xuất hiện khá nhiều mã cổ phiếu tăng bất chấp với hàng chục phiên trần liên tiếp.

1232-aaaa
Hình minh họa (nguồn internet)

Đối mặt với biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, CTCP Transimex (HOSE: TMS) phát hành thành công 300 tỷ đồng trái phiếu.

Tương tự, cổ phiếu SPM của CTCP S.P.M (HOSE: SPM) cũng ghi nhận chuỗi 11 phiên liên tiếp tăng điểm trong đó 9 phiên tăng trần. Đóng cửa ngày 30/8, thị giá SPM ở mức 26.400 đồng/cp, tăng 91% sau hai tuần.

TMS, SPM, VMD

Trở lại với ngành logistics, một trong những ngành thiết yếu ở Việt Nam, vẫn duy trì được sức hấp dẫn của mình trong đại dịch, bất chấp việc áp đặt các quy trình giãn cách nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16, đặc biệt là tại TP. HCM trong 2 tháng vừa qua.

Transimex (TMS) là một trong những công ty hàng đầu lĩnh vực logistics tại Việt Nam, đã chứng kiến giá cổ phiếu đạt mốc 55.200 đồng vào ngày 16/8/2021 từ mức 22.500 đồng ngày 17/08/2020 - tăng 145,3% trong vòng 1 năm qua, phản ánh sự tăng trưởng đáng kể về doanh thu, đạt 1.400 tỷ đồng tính đến quý II/2021 từ 961 tỷ đồng từ quý III/2020.

Đợt phát hành trái phiếu gần đây của Transimex cũng được thực hiện bởi Công ty TNHH Chứng khoán Shinhan Việt Nam, một tổ chức trong nước, và trái phiếu được đầu tư bởi cả nhà đầu tư trong nước quốc tế. Công ty Chứng Khoán Shinhan cũng đóng vai trò làm đại lý phát hành trái phiếu nội địa cho CTCP Đầu Tư Thương Mại SMC (HOSE: SMC) và trái phiếu Kimchi (trái phiếu bằng đồng USD) cho Công ty Tài Chính Mirae Asset Việt Nam. Ngân hàng Shinhan Việt Nam, tổ chức trực thuộc Tập đoàn Tài chính Shinhan đã tham gia vào giao dịch trái phiếu với tư cách là đại lý lưu ký, đại lý quản lý tài sản đảm bảo và thanh toán.

Trái phiếu của trái phiếu kéo dài 5 năm với lãi suất 8,3%. Chứng kiến ​​sự tăng trưởng vượt bậc, thị trường nợ Việt Nam đã thu hút được những nhà đầu tư nước ngoài nhờ tính minh bạch được nâng cao trong những năm qua.

Với SPM, tiền thân của Công ty S.P.M là Dược phẩm Đô Thành – một nhà phân phối dược phẩm trực thuộc Tendipharco (Công ty Dược Quận 10) được thành lập năm 1988.

Năm 2007, công ty chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần và đưa cổ phiếu giao dịch trên sàn HOSE từ năm 2010.

Sau 4 lần tăng vốn, giá trị vốn điều lệ tăng từ 20 tỷ lên 140 tỷ đồng như hiện nay. Trong đó, nhóm cổ đông lớn đã nắm giữ 72,68% cổ phần. Riêng Chủ tịch HĐQT Đào Hữu Hoàng và con trai Đào Hữu Hoàng Vũ sở hữu hơn 57,8% vốn - tương đương gần 8 triệu cổ phiếu. Theo sau là Sacombank với 7,56% cổ phần và Thành viên HĐQT Đỗ Thị Mai nắm 7,26% vốn.

Ngành nghề kinh doanh chính của SPM là sản xuất và mua bán dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp; bán buôn máy móc, thiết bị y tế… Trong những năm gần đây, công ty hoàn tất chuyển nhượng dự án không hiệu quả để tập trung phát triển thế mạnh trong ngành dược phẩm, đồng thời phát triển sản phẩm mới (đông dược) và đầu tư thêm dây chuyền thuốc chích dự kiến hoạt động cuối năm 2021.

spm3-png-6768-1630326341.png
Nguồn: SPM

Năm ngoái, bên cạnh chủ trương cơ cấu danh mục sản phẩm, công ty tiếp tục hoạt động marketing thương hiệu mạnh như MyVita, Eugintol, Mypara… Kết quả, doanh thu thuần tăng 24% lên gần 610 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 8% xuống hơn 8,2 tỷ đồng.

Trong năm nay, công ty đặt mục tiêu 550 tỷ đồng doanh thu thuần và 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 10% và tăng 46% so với thực hiện năm trước.

Lũy kế 6 tháng, doanh thu thuần đạt hơn 354 tỷ đồng - tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái; lãi sau thuế của doanh nghiệp hơn 8,7 tỷ đồng - tăng 185%. Với kết quả này, công ty hoàn thành 64% chỉ tiêu doanh thu và 73% kế hoạch lợi nhuận.

Về nguồn vốn, nợ vay tài chính ngắn hạn tăng 7% lên gần 230 tỷ đồng - tương đương 76% tổng nợ phải trả trong đó khoản vay từ Vietcombank – Chi nhánh Hùng Vương lên đến 202 tỷ đồng, bên cạnh hơn 27 tỷ đồng nợ vay BIDV và các khoản vay đối tượng khác. Công ty không có khoản nợ dài hạn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 30%.

Đến cuối quý II, doanh nghiệp có hơn 433 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cùng với gần 211 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

Một cổ phiếu dược khác tiếp tục tăng mạnh thời gian qua là VMD của CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (HOSE:VMD) có 16 phiên tăng liên tiếp trong đó 14 phiên trần với khối lượng khớp lệnh bình quân khoảng 44.520 cổ phiếu. Chỉ sau hơn 3 tuần giao dịch, thị giá mã này đã tăng 192% lên mức 72.100 đồng/cp.

Cổ phiếu VMD tăng trần liên tục trong bối cảnh Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ doanh nghiệp này nhập khẩu vắc xin Sputnik V về Việt Nam.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế nửa đầu năm, công ty đạt 7.604 tỷ đồng doanh thu và hơn 19 tỷ lãi sau thuế, lần lượt giảm 10% và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch đề ra, công ty đã hoàn thành 51% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tự doanh CTCK ngắt mạch 3 phiên bán ròng, cổ phiếu bất động sản được gom mạnh

Trong phiên VN-Index tăng gần 15 điểm, dòng tiền khối tự doanh công ty chứng khoán đã chuyển vị thế mua ròng với tổng giá ...

Tin tức doanh nghiệp nổi bật ngày 31/8/2021: NKG, TCH, LSS, OGC, BII, ABS

Cập nhật kết quả kinh doanh, tình hình hoạt động, thông tin phát hành cổ phiếu, thông tin trả cổ tức và tin tức giao ...

Tin tức mua bán cổ phiếu tâm điểm ngày 31/8/2021: RIC, APH, GIL, NTL, VCG, LSS

Những thông tin mua bán cổ phiếu tâm điểm như RIC, APH, GIL, NTL, VCG, LSS,... được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán ...

Hữu Dũng T/H