Sabeco (SAB), 6 tháng đầu năm lợi nhuận đạt 1.932,7 tỷ đồng, giảm 31,5

Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) cho thấy, trong quý II, doanh nghiệp lãi ròng chỉ 1.071 tỷ đồng - giảm gần 12% so với cùng kỳ. Theo giải trình từ phía công ty, sự bùng phát làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.

Tương tự, doanh thu thuần của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (BHN) quý II/2021 cũng giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Lợi nhuận sau thuế của Habeco đạt 182 tỷ đồng trong quý II - giảm 26% so với cùng kỳ năm trước trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông 147 tỷ đồng - giảm 34% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ hai ông lớn Habeco, Sabeco mà một loạt doanh nghiệp thành viên cũng có kết quả kinh doanh ảm đạm 6 tháng đầu năm.

Tiêu cực hơn, một doanh nghiệp khác là CTCP Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Halico; (UpCOM: HNR) vừa báo lỗ trên 13,3 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm (giảm lỗ 1,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

CTCP Bia Hà Nội - Hải Dương (HNX: HAD) giảm 23% doanh thu và 34,3% lợi nhuận gộp so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ đạt vỏn vẹn 370 triệu đồng - giảm 92% so với mức lãi 4,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Đáng nói, dịch COVID-19 đợt 4 quay lại đúng vào mùa nắng nóng - mùa cao điểm tiêu thụ bia - khiến các doanh nghiệp rượu bia chịu tác động nặng nề.

Trước đó năm 2020, ngành rượu bia chịu tác động kép rất nặng nề bởi dịch COVID-19 (hàng loạt nhà hàng quán ăn bị đóng cửa) và Nghị định 100/2019/NĐ-CP về phòng chống tác hại của rượu bia (có hiệu lực từ 1/1/2020), doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2019.

Sang năm nay, dịch COVID-19 đợt 4 quay lại và diễn biến hết sức phức tạp, nhiều tỉnh thành phải phong tỏa, giãn cách, thu nhập người dân sụt giảm và thắt chặt chi tiêu... khiến ngành bia rượu dự báo tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực và chưa thể sớm phục hồi. Triển vọng thị trường kém sáng sủa khiến cổ phiếu ngành bia rượu liên tục lao dốc từ đầu năm đến nay.

Trước đó trong tháng 7/2021, 11 Hiệp hội các ngành hàng công nghiệp vừa có phản ánh đến Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) về những khó khăn cần tháo gỡ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo phản ánh của hàng loạt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vấn đề nổi cộm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay chính là thiếu sự đồng bộ, nhất quán trong các quy định, chính sách áp dụng của các địa phương. Đặc trưng của ngành công nghiệp đó là tính kết nối sản xuất theo chuỗi không phân biệt địa giới hành chính. Trong khi đó, các địa phương áp dụng các chính sách, quy định khác nhau về giãn cách, kiểm soát lưu thông hàng hoá, quy định về thực phẩm thiết yếu… càng khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong giao dịch, lưu thông hàng hoá.

Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ uống (nước giải khát, sữa, bia, nước ngọt…) không được xếp vào nhóm hàng hoá thiết yếu nên không được lưu chuyển đến đại lý bán hàng. Việc hàng hóa không được lưu thông khiến góp phần gây khan hiếm trên thị trường.

Giá quặng sát hãm đà cổ phiếu thép, áp lực chốt lời tăng mạnh trong nửa cuối năm 2021

Đến thời điểm này, nhiều công ty chứng khoán đều chung quan điểm rằng, nhiều cổ phiếu thép sẽ chịu áp lực chốt lời mạnh ...

Doanh nghiệp ngành gỗ kinh doanh "khấm khá" nửa đầu năm 2021

Kết thúc nửa đầu năm 2021, các doanh nghiệp ngành gỗ đã lần lượt công bố các mức doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ...

Nhìn lại thành quả của doanh nghiệp mía đường sau một năm tài chính (1/72020 - 30/6/2021)

Năm tài chính của nhiều doanh nghiệp ngành mía đường như CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (LS), Đường Thành Thành ...