5041-go
Hình minh họa (nguồn internet)

Thanh khoản tăng mạnh trở lại trong tháng 8 là một yếu tố tích cực. Giá trị giao dịch bình quân trên 3 sàn trong tháng 8 đạt xấp xỉ 30.200 tỷ đồng/phiên - tăng 15,3% so với tháng 7 và tương đương với tháng 6 (thời điểm trước khi VN-Index có đợt điều chỉnh). Điều này cho thấy, dòng tiền luôn chực chờ giải ngân khi cơ hội xuất hiện, đặc biệt là khi định giá thị trường hiện tại đã về mức hấp dẫn hơn nhiều so với cuối tháng 6.

Theo Bloomberg, P/E của VN-Index hiện ở mức 15,6 lần, thấp hơn nhiều mức 19,2 lần thời điểm cuối tháng 6 do các chỉ số chứng khoán điều chỉnh trong tháng 7 và kết quả kinh doanh quý II tăng trưởng tích cực của nhiều doanh nghiệp niêm yết.

Theo nhiều chuyên gia, diễn biến giảm điểm trong những phiên gần đây của thị trường chỉ là sự điều chỉnh ngắn hạn do tác động tiêu cực từ tình hình dịch COVID-19 tại miền Nam. Thời gian tới, dòng tiền sẽ không rời bỏ thị trường mà luôn chực chờ giải ngân khi cơ hội xuất hiện, tương tự điều xảy ra trong giai đoạn đầu tháng 8 vừa qua.

Trong góc nhìn của ông Nguyễn Văn Bình, một nhà đầu tư tại Hà Nội, với những khó khăn hiện nay, khó có thể kỳ vọng một bức tranh tổng thể quý III tươi sáng nếu không muốn nói là rất xấu. Tuy nhiên, trải qua gần 2 năm kể từ khi dịch bệnh bùng phát, thị trường chứng khoán toàn cầu cũng như Việt Nam dường như không còn tuân theo một quy luật nào.

“Đôi khi vì dòng tiền quá mạnh trong đó phải kể đến dòng tiền đầu cơ vì không ít doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi, người dân ở nhà nhiều do giãn cách nên đổ vốn vào kênh đầu tư chứng khoán, giúp giá cổ phiếu một số ngành tăng cao. Vì thế, nắm giữ cổ phiếu tiềm năng và tận dụng cơ hội giao dịch ngắn hạn vẫn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư”, ông Bình nói.

Tuy nhiên, theo nhà đầu tư này, đối với những nhóm cổ phiếu đã tăng nóng như chứng khoán, vật liệu xây dựng, phân bón, hoá chất… nhà đầu tư nên cẩn trọng, lựa chọn kỹ càng và có chiến lược quản trị rủi ro, nhằm tránh trở thành người cuối nắm “cục than đỏ”.

Xét yếu tố định giá, hệ số thị giá cổ phiếu trên lợi nhuận mỗi cổ phần (P/E) của thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở mức xấp xỉ 16 lần, cao hơn P/E dự phóng năm 2021 của nhiều thị trường lớn trên thế giới như Trung Quốc (13 lần), Hàn Quốc (hơn 11 lần), Anh (hơn 12 lần), các thị trường mới nổi (gần 13 lần)…

Định giá theo lợi nhuận 4 quý gần nhất của nhiều nhóm ngành cho thấy, hệ số P/E và cả hệ số thị giá trên giá trị sổ sách (P/B) đều đang ở mức trên trung bình 3 năm gần nhất.

Đà tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2021 của nhiều nhóm ngành được duy trì, nhưng dự kiến sẽ giảm tốc độ trong nửa cuối năm bởi mức nền so sánh năm 2020 là nửa cuối năm cao hơn nửa đầu năm và tình hình dịch bệnh được dự báo tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Do vậy, định giá hiện tại của thị trường không còn ở vùng cao như trong sóng tăng từ tháng 2 đến tháng 6/2021 nhưng thời gian tới có thể sẽ tăng lên, dù mặt bằng giá cổ phiếu giữ nguyên.

Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư nên giải ngân trong các nhịp điều chỉnh, giúp định giá cổ phiếu hấp dẫn hơn, ngoại trừ các cổ phiếu có thông tin hỗ trợ kèm theo sự chuyển biến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cổ phiếu CTG tiếp tục bị nhóm tự doanh chốt bán

Trong phiên giao dịch ngày 27/8/2021, dòng tiền tự doanh công ty chứng khoán bán không đáng kể với giá trị rút ròng 0,4 tỷ ...

Xu hướng dòng tiền chứng khoán tuần này: Nhóm ngân hàng tiếp tục chờ sóng

Dòng tiền lớn chưa vào nhóm ngân hàng để kích hoạt nên dòng tiền chảy qua các nhóm có ít ảnh hưởng bởi COVID (vẫn ...

Nhịp điều chỉnh ngắn hạn chưa dứt, nhà đầu tư chú ý các thời điểm chốt lời

Hầu hết các công ty chứng khoán đều cho rằng, trong tuần giao dịch mới, VN-Index sẽ biến động trong vùng 1.300 - 1.350 điểm ...