Tăng hay giảm giờ làm thêm đối với người lao động?

Cập nhật: 11:19 | 22/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dù không muốn song rất đông người lao động vẫn phải đăng ký làm thêm giờ tại các khu công nghiệp bất chấp tình trạng về sức khỏe.

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong

Các trường hợp người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong

Tiếp tục câu chuyện "khoan thư sức dân"

Ngoài lề phiên họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV (chiều ngày 21/10), ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (cơ quan được giao thẩm tra dự án luật) đã có vài trao đổi với giới báo chí xung quanh bộ Luật Lao động sửa đổi sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong
Quang cảnh ngày khai mạc kỳ họp thứ 8 quốc hội khóa XIV

Đối với quy định tăng giờ làm thêm theo dự thảo Chính phủ đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành, từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi giải thích, mong muốn của Chính phủ là những ngành nghề thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu mà không làm cả năm thì cho tăng giờ.

“Nhưng việc này Chính phủ phải báo cáo thật cụ thể trước Quốc hội để các đại biểu thấy rằng việc làm thêm này không phải là đại trà, vì khi chúng ta trình mà không làm rõ nên người lao động nghĩ rằng, kéo dài thời gian làm thêm đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của người lao động, khiến họ kiệt sức.

Theo ông Lợi, việc tăng giờ làm thêm có chăng chỉ tập trung ở một số ngành nghề lĩnh vực, không phải tăng cả năm mà chỉ tập trung ở 4 ngành trọng điểm như: Da dày, dệt may, thủy sản và điện tử.

Những người làm thêm họ phải đồng thuận, trên cơ sở chủ sử dụng lao động yêu cầu, nhưng nếu người lao động không có sức khỏe, không muốn thì không ai ép buộc được. Ai cần thì làm thêm và khi làm thì phải được trả lương, được nghỉ bù…”, ông Lợi bày tỏ.

Tuy nhiên, ông Lợi cũng tiết lộ “quan điểm của UBTVQH dứt khoát không đặt vấn đề tăng thời gian làm thêm, và trong suốt thời gian vừa qua, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với tư cách là cơ quan thẩm tra chưa bao giờ ủng hộ việc tăng thời gian làm thêm. Đó là vì để đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động cho người lao động”.

“NLĐ có khi cũng vì đồng tiền mà chạy theo. Tôi đi Bình Dương thấy rất đau lòng, công nhân thì gầy gò, ốm yếu nhưng vẫn xin được làm thêm giờ dù không bảo đảm sức khỏe. Nhưng như vậy, chẳng khác nào người lao động lúc trẻ bỏ sức ra kiếm tiền, già lại phải bỏ tiền mua sức khỏe.

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc

Trước đó, tại phiên họp ngày 20/9 vừa qua, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thể hiện quan điểm khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) rằng: "Không giảm được giờ làm thêm thì tôi thiết tha đề nghị giữ nguyên chứ không tăng".

Tại kỳ họp thứ 7, Chính phủ đã trình Quốc hội mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành), tuy nhiên quá trình thảo luận còn có ý kiến khác nhau.

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 là không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa.

Dù vậy, Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) Nguyễn Thuý Anh cho biết, theo phản ánh của cơ quan soạn thảo, Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định. Do đó, Thường trực Ủy ban về các vấn đề Xã hội đề xuất hai phương án báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội:

Phương án 1, giữ như quy định của bộ luật hiện hành, có bổ sung nâng quy định khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ.

Phương án 2, quy định như dự thảo Chính phủ trình. Theo phương án này, Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ và trình Quốc hội dự thảo nghị định chi tiết.

Ủy ban về Các vấn đề Xã hội cho rằng, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.

Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

Quá trình thẩm tra sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động trước đây, đa số ý kiến thành viên Ủy ban luôn nhất quán quan điểm không tán thành tăng thời giờ làm thêm dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu, Chủ nhiệm Thuý Anh nhấn mạnh.

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong Bên lề Quốc hội: Tiếp thu, chỉnh lý nhiều điểm trong dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi)

TBCKVN - Theo TTXVN, so với dự thảo luật được xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, dự thảo Luật Chứng khoán ...

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong Bộ Tài chính: Đề xuất bổ sung nhóm đối tượng được khoanh, xóa nợ thuế

TBCKVN - Sáng nay 22/10, bắt đầu ngày làm việc thứ 2, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính ...

tang hay giam gio lam them doi voi nguoi lao dong Ngày 26/11: Quốc hội sẽ biểu quyết, thông qua Luật Chứng khoán

TBCKVN - Dự thảo Luật Chứng khoán đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 và phiên họp thứ ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm