Đại dịch Covid-19 có thể tái bùng phát và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc ngày càng leo thang đang đặt ra các mối đe dọa đối với sự phục hồi kinh tế, theo IMF. Việc điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á của IMF trái ngược với quyết định của IMF về việc nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

IMF cho biết sự suy giảm triển vọng nền kinh tế châu Á có nguyên nhân chủ yếu là do các nền kinh tế Ấn Độ, Philippines và Malaysia diễn tiến xấu hơn kì vọng trước đây, đặc biệt là trong khoảng thời gian quí II do sự gia tăng liên tục số lượng các ca nhiễm Covid-19 và tình trạng phong tỏa kéo dài.

Trong báo cáo mới nhất của mình, IMF cũng đưa ra dự báo chi tiết của ba nền kinh tế Ấn Độ, Philippines và Malaysia.

Theo đó, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ giảm 10,3% trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3/2021, đánh dấu mức suy giảm tồi tệ hơn rất nhiều so với mức dự báo giảm 4,5% được công bố hồi tháng 6 năm nay.

Trong khi đó, nền kinh tế Philippines được dự báo giảm 8,3% trong năm 2020, tệ hơn mức suy giảm 3,6% đưa ra hồi tháng 6.

Nền kinh tế Malaysia dự báo có thể sẽ giảm 6% trong năm nay, tồi tệ hơn so với tính toán trước đó của IMF ở mức suy giảm 3,8% hồi tháng 6.

Trung Quốc đi ngược lại xu hướng

Tuy nhiên, không phải tất cả các nền kinh tế châu Á đều ở trong triển vọng u ám. IMF nhận xét kinh tế châu Á đang tăng trưởng với tốc độ không đồng đều.

Trung Quốc là nơi khởi phát các ca nhiễm Covid-19, tuy nhiên đến hiện tại quốc gia tỉ dân này lại đang dẫn đầu quá trình phục hồi kinh tế.

Trung Quốc là một trong số ít những nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng trong năm nay.

IMF đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 từ mức 1% đưa ra hồi tháng 6 lên mức 1,9%.

Nền kinh tế Trung Quốc trong thời gian vừa qua đã phục hồi nhanh hơn so với tính toán của IMF.

IMF nhận xét: “Sau khi chạm đáy vào tháng 2/2020, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sau đó đã được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng, tăng trưởng từ đầu tư bất động sản và sự gia tăng xuất khẩu, chủ yếu là xuất khẩu trang thiết bị y tế và thiết bị bảo hộ cũng như các sản phẩm điện tử phục vụ cho nhu cầu làm việc tại nhà”.

Theo đó, IMF dự báo kinh tế Trung Quốc có thể bật tăng lên mức 8,2% trong năm tới.

Hồi phục kinh tế vẫn là một "con đường dài"

"Sự hồi phục kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc cũng như ở Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế châu Á, tuy nhiên sự phục hồi kinh tế của khu vực này vẫn là "một con đường dài". IMF cho biết.

Kinh tế châu Á dự kiến tăng trưởng 6,9% trong năm 2021, cao hơn so với dự báo 6,6% theo tính toán của IMF hồi tháng 6.

Tuy nhiên, IMF cho biết, sản lượng kinh tế khu vực châu Á sẽ vẫn duy trì ở mức thấp hơn trước đại dịch trong một khoảng thời gian nữa.

IMF cho rằng có những yếu tố sẽ tác động đến triển vọng trung và dài hạn của kinh tế châu Á.

Cụ thể, nỗi lo sợ về khả năng lây nhiễm cũng như các biện pháp giãn cách xã hội đang làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng và gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế cho đến khi có được vắc xin.

Ngoài ra, các chỉ số của thị trường lao động hiện đang xấu hơn đáng kể so với thời kì khủng hoảng tài chính toàn cầu với tỉ lệ thất nghiệp tăng cao ở nhóm phụ nữ và lao động trẻ tuổi.

Thêm vào đó, sự tăng trưởng của các nền kinh tế ở châu Á phần lớn phụ thuộc vào thương mại, nhưng triển vọng tăng trưởng toàn cầu lại yếu kém, các biên giới bị đóng cửa và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc ngày càng xấu đi.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8

Ngày 4/9, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8/2020, đánh giá tình hình kinh ...

Tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước

Kinh tế TP HCM tăng trưởng khá và ổn định, tỉ trọng kinh tế TP trong kinh tế cả nước tiếp tục tăng, TP là ...

Đầu tư công 6 tháng cuối năm: "Cơn mưa" mát lòng doanh nghiệp

Khả năng giải ngân hết 545.000 tỷ đồng còn lại trong 6 tháng cuối năm là việc khó có thể đạt được. Tuy nhiên, khối ...