0720-cal
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 330 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2020, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong 8 tháng, cả nước có 86 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 218,4 triệu USD; 25 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 111,8 triệu USD.

Lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (bao gồm vốn cấp mới và tăng thêm) đạt 330 triệu USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đặc biệt, 6 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và 8 lượt dự án điều chỉnh tính riêng trong tháng 8 với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (bao gồm vốn cấp mới và tăng thêm) đạt hơn 77 triệu USD, tăng hơn 2,5 lần so với tháng trước.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 lĩnh vực ngành nghề trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 10 dự án cấp mới và 6 lượt điều chỉnh vốn, đạt 225,7 triệu USD, chiếm 68,4% tổng vốn đầu tư. Xếp thứ 2 là lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống, với tổng vốn đăng ký 39,6 triệu USD, chiếm 12%. Theo sau là ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 19,6 triệu USD, chiếm 5,9%.

Bên cạnh đó, có 24 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận dòng vốn đầu tư từ Việt Nam trong đó Đức là quốc gia nhận nhiều vốn đầu tư nhất từ các doanh nghiệp Việt Nam với 4 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 92,6 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn đầu tư trong 8 tháng đầu năm. Theo sau là Lào với tổng vốn đầu tư đăng ký là 86,7 triệu USD, chiếm 26,3%; Myanmar với 44,6 triệu USD, chiếm 13,5%; Hoa Kỳ với 40,8 triệu USD, chiếm 12,3%,...

Mặc dù vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng đầu năm tăng mạnh nhưng phần vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 8 tháng lại có dấu hiện giảm đáng kể.

Theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 19,5 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019 trong đó, vốn đăng ký mới và tăng thêm vẫn lên mạnh bất chấp Covid-19. Cụ thể, có 1.797 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn 9,7 tỷ USD, tăng gần 7%% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 41% tổng vốn đăng ký mới đồng thời có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 4,9 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2019.

Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam VN tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu của Thái Lan điều chỉnh tăng vốn thêm gần 1,4 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) tăng vốn thêm 774 triệu USD.

Mặt khác, dòng vốn FDI thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần giảm mạnh 49% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 4,93 tỷ USD. Cơ cấu giá trị góp vốn, mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư FDI cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, từ gần 42% trong 8 tháng năm 2019 xuống còn 25% trong 8 tháng năm 2020.

Thêm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài

Tại hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm ...

Thảo luận giải pháp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025

Việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và năm 2021 cần đảm bảo sự nhất quán, kết ...

Yêu cầu lãnh đạo 31 cơ quan, 13 địa phương nghiêm túc chấn chỉnh

Tình hình giải ngân đầu tư công đã chuyển biến, nhưng Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo của 31 bộ, cơ quan Trung ương và ...