Sốt đất Đồng Nai: Tâm điển ở Long Thành, Long Khánh và Cẩm Mỹ

Cập nhật: 16:01 | 06/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hơn 3 năm nay, giá bán đất nông nghiệp ở các huyện và TP. Long Khánh đã tăng cao gấp 3 - 8 lần so với thời điểm trước đó. Dù ở thời điểm hiện tại, lượng người mua không còn nhiều như dịp đầu năm nhưng mức giá đất ở đây đã thiết lập một mặt bằng mới...

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my

ACV đề nghị tăng gần 650 ha đất thu hồi cho dự án sân bay Long Thành

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my

Mới nhất: 3 phương án đầu tư sân bay Long Thành

Qua khảo sát của phóng viên, thời gian qua, giới đầu cơ tại TP. HCM, Bình Dương chuyển sang tìm mua đất Đồng Nai khiến đất nông nghiệp một số khu vực như: Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Thống Nhất... tăng cao.

Còn nhớ cách đây khoảng 3 năm, khu vực các xã Bảo Quang, Bình Lộc, Hàng Gòn (TP. Long Khánh) giá đất nông nghiệp được người dân chuyển nhượng chỉ từ 1 - 2 tỷ đồng/ha tùy vào vị trí gần đường lớn. Nhưng hiện nay giá đã lên đến 8 - 12 tỷ đồng/ha. Đặc biệt tại những xã mới lên phường của TP. Long Khánh, giá đất nông nghiệp tăng rất cao.

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my
Giá đất TP. Long Khánh tăng chóng mặt sau 3 năm

Tại huyện Xuân Lộc và những khu vực giáp TP. Long Khánh, giá đất nông nghiệp cũng lên cơn “sốt”.

Ông Nguyễn Văn Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho hay: “Giá đất nông nghiệp ở những khu vực gần TP. Long Khánh được người dân mua, bán tăng gấp nhiều lần so với trước đây. Như ở khu vực xã Suối Cát, đất nông nghiệp khoảng 1 - 1,2 tỷ đồng/ha thời điểm trước giờ đã lên đến 3,8 - 4 tỷ đồng/ha”.

Đất nông nghiệp bị đẩy giá lên cao khiến chính quyền địa phương lo lắng do khi mời gọi đầu tư các dự án sẽ gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong nhiều trường hợp, vì giá đất quá cao nên doanh nghiệp sẽ rút lui, dự án không triển khai được, gây ảnh hưởng chung đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Thực tế trên đang xảy ra ở nhiều địa phương như: Long Thành, Nhơn Trạch..., việc thu hồi đất cho các dự án rất khó khăn vì người dân không chịu giao đất với lý do tiền bồi thường quá thấp so với giá thị trường.

Tìm hiểu tại nhiều nơi cho thấy, lượng người mua đất nông nghiệp không nhiều đến mức rầm rộ như mua đất nền các dự án, nhưng hiện đã hình thành mặt bằng giá mới và chưa có dấu hiệu lắng xuống. Đơn cử như đất khu vực xã Xuân Hưng (huyện Xuân Lộc) khá chai cằn, nhiều người dân phải trồng điều vì không có cây trồng nào thích hợp, hơn 3 năm trước giá bán trên 200 triệu đồng/ha cũng khó tìm người mua, song hiện nay đã lên 600 - 700 triệu đồng/ha.

Đất huyện Cẩm Mỹ ăn theo dự án sân bay

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my

Nằm ở vị trí giáp huyện Long Thành nên khi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành khởi động, kèm theo một số đường giao thông được xây dựng, mở rộng đã khiến đất nông nghiệp ở huyện Cẩm Mỹ leo thang đến “chóng mặt”.

Ông Nguyễn Văn Hạnh, người dân ở xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ) cho hay: “Những năm trước, đất rẫy trồng cây lâu năm có đường ô tô vào được đến nơi chỉ khoảng 1 - 1,2 tỷ đồng/ha. Sau một thời gian, giờ có người hỏi mua với giá gần 10 tỷ đồng/ha. Tôi bán khoảng 2 sào đất (2.000 m2) mà được 2 tỷ đồng cũng ngỡ ngàng, không nghĩ trong thời gian ngắn giá đất lại tăng cao như vậy”. Tại các huyện vùng xa như Tân Phú, Định Quán, không có những dự án trọng điểm của tỉnh nhưng giá đất nông nghiệp cũng bị “thổi” lên cao gấp 2 - 3 lần so với trước đây.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ Huỳnh Tấn Thìn cho biết: “Những khu đất nông nghiệp có đường lớn đi qua hoặc có vị trí gần những dự án lớn sắp triển khai thì giá tăng 8 - 10 lần. Huyện đang lo lắng vì sắp tới đây, khi thực hiện các dự án, tiền bồi thường sẽ bị đẩy lên quá cao gây khó cho chủ đầu tư”.

Theo đánh giá của nhiều người hoạt động trong ngành bất động sản, giá đất có thể sẽ tăng theo chu kỳ, khi đến đỉnh điểm của “cơn sốt ảo”, giá sẽ duy trì trong một vài tháng và rồi giảm dần. Nhưng tại Đồng Nai, cơn “sốt” đất kéo dài gần 2 năm nay và chưa bước vào giai đoạn thoái trào.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai: “Cơn sốt đất ở tỉnh này kéo dài có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Giá đất quá cao sẽ khiến doanh nghiệp muốn đầu tư mới hoặc mở rộng dự án gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư tại hàng trăm ha đất trong vùng ưu tiên giải tỏa để thực hiện dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, mới đây (chiều 5/8) đoàn công tác của Bộ Giao thông - Vận tải do Thứ trưởng Lê Anh Tuấn dẫn đầu đã về làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai.

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường, đối với phần đất giai đoạn 1 của dự án xây dựng sân bay đến nay đã kiểm đếm, đo đạc, xuất hồ sơ kỹ thuật của 276/455 hộ gia đình cá nhân. Hiện nay, các tổ công tác của tỉnh đang khẩn trương thực hiện hoàn thành phần đất của các hộ còn lại và tiếp nhận hồ sơ đất đai của các hộ dân ở phần đất tăng thêm (khoảng 650 ha so với trước đây).

Đối với diện tích xây dựng Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai đã hoàn thành công tác thanh lý cây cao su và sẽ bàn giao mặt bằng trong tháng 8 này để Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh tiếp nhận, chuẩn bị thủ tục triển khai xây dựng hạ tầng.

Tại buổi làm việc, ông Trần Văn Vĩnh cho biết, Đồng Nai sẽ nỗ lực hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch. Riêng khu tái định cư sẽ phải khởi công trong năm 2019 và xây dựng hạ tầng trong mùa khô để kịp tiến độ.

Đồng Nai cũng đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải sớm có kế hoạch triển khai rà phá bom mìn khu vực ưu tiên giai đoạn 1 của dự án, đồng thời công bố tĩnh không sân bay để địa phương có cơ sở thực hiện quy hoạch vùng phụ cận dự án.

Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết, Bộ Giao thông - vận tải mong muốn mặt bằng dành cho giai đoạn 1 của dự án được bàn giao trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 8/2020. Do đó, công tác rà soát hồ sơ đất đai, bồi thường phải được gấp rút thực hiện. Bộ Giao thông - vận tải sẽ phối hợp với địa phương để đẩy nhanh các vấn đề, thủ tục liên quan. Dự kiến, vào ngày 7/8, Chính phủ sẽ họp về tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my Đồng Nai: 1.206 dự án phải thu hồi đất trong năm 2019

TBCKVN - Theo kế hoạch là năm 2019, tỉnh Đồng Nai sẽ có 1.206 dự án phải thu hồi đất với tổng diện tích là ...

sot dat toan dong nai tam dien o long thanh long khanh va cam my Bản tin bất động sản sáng ngày 6/8: Sau tái khởi động, dự án Thành An Tower lại tiếp tục "ngủ"

TBCKVN - Bản tin bất động sản sáng ngày 6/8 có những nội dung đáng chú ý sau: Bình Thuận: Bất lực trước vụ xây ...

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm