15h00: Thị trường chuyển xanh

Về dần cuối phiên, lực cầu bắt đáy cùng với việc các quỹ đẩy mạnh chốt NAV đã khiến VN-Index có cú hồi khá ngoạn mục về mặt điểm số khi xanh hơn 6 điểm.

Một số nhóm ngành có tín hiệu hồi phục tốt như chứng khoán, dầu khí, hóa chất - phân bón, thủy sản,... trong khi các dòng lực hồi yếu và vẫn tiêu cực có thể kể đến như xây dựng đầu tư công, bất động sản,...

Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,04 điểm (0,54%) lên 1.132,11 điểm; toàn sàn có 192 mã ăng, 264 mã giảm và 73 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,84 điểm (0,34%) lên 250,25 điểm; toàn sàn có 78 mã tăng, 123 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (-0,31%) xuống 84,96 điểm.

Mặc dù VN-Index không kịp lấy lại được mốc 1.140 nhưng ít ra cũng có những nỗ lực phục hồi đầu tiên sau chuỗi ngày đỏ lửa. Với việc thanh khoản cải thiện khi VN-Index thủng mốc 1.100 cho thấy lực cầu bắt đáy bắt đầu có sự tích cực hơn.

Tổng giá trị khớp lệnh đạt 14.973 tỷ đồng - tăng 41% so với phiên trước trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE tăng 42% và đạt 13.038 tỷ đồng.

Khối ngoại mua ròng trở lại 150 tỷ đồng trên HOSE.

Sau năm phiên giảm điểm liên tiếp với việc bữa ăn của các nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu là "tôm - cua - cá" KHÔ, bữa tối hôm nay đã được cải thiện phần nào đối với nhiều chứng sĩ.

Thị trường phái sinh giảm sớm 5 - 9 điểm đầu phiên 30/9

14h20: VN-Index tăng 34 điểm từ đáy phiên

Lực cầu bắt đáy tiếp tục tăng mạnh và giúp hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu hồi phục trong đó, STB tăng đếm 4,6%, VRE tăng 2,8%, VJC tăng 2,5%, VIC tăng 2,6%, FPT tăng 2,3%...

Thị trường phái sinh giảm sớm 5 - 9 điểm đầu phiên 30/9

VN-Index bước vào phiên ATC với việc tăng hơn 7 điểm lại trở lại vùng 1.13x trong sự "ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa" của hàng vạn nhà đầu tư.

13h40: Lực bán tháo lan rộng

Sau giờ nghỉ, áp lực bán tháo mạnh thêm đã đẩy nhiều cổ phiếu giảm sàn như HBC, HCM, CTD, VCG, FCN, DPG, DIG, HQC,... Bên cạnh đó, các cổ phiếu vốn hóa lớn như HPG, GVR, PLX, VHM, HVN... đều đồng loạt giảm sâu.

VN-Index giảm 26,1 điểm (-2,32%) xuống 1.099,97 điểm. HNX-Index giảm 7,84 điểm (3,14%) xuống 241,57 điểm. UPCoM-Index giảm 1,92 điểm (-2,25%) xuống 83,3 điểm.

11h30: VN-Index rời mốc 1.110 điểm

Hàng loạt các cổ phiếu ngành cổ phiếu tiếp tục bị bán mạnh trong đó VCG đang có phiên giảm sàn thứ ba liên tiếp. Bên cạnh đó, PNJ giảm 5,6%, BCM giảm 4,4%, GVR giảm 4,1%, VHM giảm 3,5%, PLX giảm 3,3%,...

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 17,34 điểm (-1,54%) xuống 1.108,73 điểm; toàn sàn có 45 mã tăng, 410 mã giảm và 37 mã đứng giá. HNX-Index giảm 5,43 điểm (-2,18%) xuống 243,98 điểm; toàn sàn có 22 mã tăng, 155 mã giảm và 22 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,38 điểm (-1,62%) xuống 83,84 điểm.

Tổng giá trị khớp lệnh đạt 5.562 tỷ đồng - tăng 30% so với phiên sáng hôm qua trong đó giá trị khớp lệnh sàn HOSE tăng 30,4% và đạt 4.776 tỷ đồng.

11h00: KDH chưa ngừng rơi

Đến 11, diễn biến trên VN-Index chủ yếu là các nhịp rung lắc quanh biên độ -10 điểm. Sàn HOSE có tới 373 mã giảm trong khi chỉ có vỏn vẹn 61 mã tăng.

Các nhóm cổ phiếu trụ cột dù không giảm quá sâu song vẫn gây sức ép lên thị trường chứng trong đó ngân hàng và bất động sản cùng giảm 0,6%.

Thị trường phái sinh giảm sớm 5 - 9 điểm đầu phiên 30/9

KDH, POW, VIB, PLX, MWG đang là các đại diện giảm trên 2% trong rổ VN30 trong đó KDH mất tới 4,3% giá trị; đây cũng là phiên thứ 14 liên tiếp mã này không xanh.

9h40: VN-Index thủng mốc 1.120 điểm

Hàng loạt nhóm ngành cổ phiếu tiếp tục lao dốc và điều này khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu trong đó các mã như CEO, LCG, FCN, DIG, HBC, VCG, CTD,... tiếp tục giảm sâu. C4G giảm 5,6%, HHV giảm 3,9%, KSB giảm 3,7%... Đây đã là phiên giảm thứ 3 của nhóm cổ phiếu này.

Tại nhóm cổ phiếu lớn, PNJ giảm 3,5%, BCM giảm 2,7%, PLX giảm 1,2%, BID giảm 1,5%.

Ở chiều ngược lại, các mã như BVH, PVS, STB, FPT, CTG,... tăng giá trở lại và góp phần nâng đỡ các chỉ số. BVH tăng 1,5%, STB tăng 0,8%, FPT tăng 0,8%,...

VN-Index hiện giảm 7,11 điểm (-0,63%) xuống 1.118,96 điểm; HNX-Index giảm 2,29 điểm (-0,92%) xuống 247,12 điểm. UPCoM-Index giảm 0,79 điểm (-0,93%) xuống 84,43 điểm.

Đầu phiên: Các chỉ số HĐTL giảm sớm

Dù vậy, so với đầu phiên 29/9, mức giảm này đã thu hẹp đáng kể.

Thị trường phái sinh giảm sớm 5 - 9 điểm đầu phiên 30/9

Thông tin liên quan, các chỉ số chứng khoán Mỹ tái diễn đà bán tháo trong phiên giao dịch ngày 29/9/2022, đẩy S&P 500 xuống đáy mới của năm trước nỗi lo rằng suy thoái cũng không thể ngăn Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất.

Chỉ số S&P 500 giảm 2,1% xuống 3,640,47 điểm. Trong phiên giao, có thời điểm chỉ số này giảm xuống ngưỡng 3.610,4 điểm - thấp nhất kể từ năm 2020.

Trong khi đó, chỉ số Dow Jones giảm 458,13 điểm - tương đương 1,54% xuống 29.225,61 điểm; Nasdaq Composite giảm 2,84% điểm xuống 10.737,51 điểm.

Trước đó trong phiên giao dịch ngày 29/9, dù tăng hơn 12 điểm ngay đầu phiên sáng song kết phiên, thị trường chứng khoán đã nhanh chóng bị nhấn chìm trong phiên chiều.

VN-Index giảm 17,55 điểm (1,53%) về 1.126,07 điểm, HNX-Index giảm 2,94 điểm (1,17%) xuống 249,41 điểm, UPCoM-Index giảm 0,62 điểm (0,73%) còn 85,22 điểm.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp với khối lượng giao dịch đạt 582,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 12.925 tỷ đồng trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 9.160 tỷ đồng.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường với giá trị khoảng 187 tỷ đồng.

FPT Capital Research cho rằng, trên phương diện kỹ thuật, VN-Index đã thủng vùng đáy cũ và sẽ kỳ vọng hỗ trợ thành công ở vùng 1.120 điểm; đây là vùng hỗ trợ 100% của Fibonacci mở rộng. Chỉ báo RSI đang ở vùng quá bán và ở vùng rất thấp và rất có thể sẽ diễn ra nhịp hồi phục kĩ thuật vào phiên giao dịch tới.

Trong khi đó, Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định VN-Index vẫn đang trong giai đoạn dò đáy với ngưỡng hỗ trợ vững hơn tại mức 1.100 điểm.