Nhìn lại 1 năm hoạt động

Năm tài chính của nhiều doanh nghiệp ngành mía đường như CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (LS), Đường Thành Thành Công (SBT), Đường Kon Tum (KTS)… bắt đầu từ ngày 1/7 năm trước và kết thúc vào 30/6 năm sau vừa chính thức khép lại. Đến thời điểm này, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2020 - 2021 rất tích cực.

Doanh nghiệp mía đường nỗ lực ứng phó ATIGA

Năm tài chính của nhiều doanh nghiệp ngành mía đường như CTCP Mía đường Lam Sơn (LSS), Mía đường Sơn La (LS), Đường Thành Thành Công (SBT), Đường Kon Tum (KTS)… bắt đầu từ ngày 1/7 năm trước và kết thúc vào 30/6 năm sau vừa chính thức khép lại. Đến thời điểm này, hàng loạt doanh nghiệp trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh niên độ tài chính 2020 - 2021 rất tích cực.

Giá đường thế giới phục hồi mạnh là yếu tố thuận lợi giúp các doanh nghiệp ngành đường thu về kết quả kinh doanh ngọt ngào thời gian qua. Theo ghi nhận của Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), trong nửa đầu tháng 6/2021, chỉ số giá giao dịch đường thô và đường trắng vẫn giữ mức cao.

Giá đường trắng trung bình tháng 6 là 449,1 USD/tấn, giảm nhẹ so với tháng 5 nhưng vẫn cao hơn tháng 3, tháng 4. Giá đường thô giao ngay (đo bằng chỉ số ISA) trung bình trong 6 tháng là 17,41 cent/lb, tăng so với các tháng liền trước đó.

Tại thị trường trong nước, ngoài yếu tố liên thông với thị trường thế giới, giá đường còn được hưởng lợi từ diễn biến chính sách mới.

Tại LSS, trong quý cuối niên độ tài chính vừa qua, Công ty đạt doanh thu 831 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng - tăng trưởng lần lượt 82,5% và 120% so với cùng kỳ. Luỹ kế cả năm, công ty đạt doanh thu 1.855 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 24 tỷ đồng - tăng 9,3% về doanh thu và 27% về lợi nhuận so với niên độ tài chính trước.

Trong khi đó, SLS báo lãi đậm với lợi nhuận sau thuế của cả niên độ 2020 - 2021 đạt 164 tỷ đồng - tăng 38% dù doanh thu sụt giảm nhẹ so với kỳ trước (giảm 23,6%) ghi nhận 801 tỷ đồng. Với kết quả này, SLS đã vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm tài chính tới 138 tỷ đồng.

Riêng quý IV của niên độ tài chính 2020 - 2021, SLS ghi nhận 76 tỷ đồng lợi nhuận - tăng 31% so với cùng kỳ và đóng góp 46,3% vào tổng lợi nhuận cả năm.

SBT cũng vừa có một năm tài chính bội thu với doanh thu đạt 14.901 tỷ đồng - tăng 15,6% so với niên độ trước; lợi nhuận đạt 674,6 tỷ đồng - tăng 86%. Riêng quý IV, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 4.152 tỷ đồng - tăng 10,2% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 195 tỷ đồng, giảm 9,3%.

Trong khi đó, KTS vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV niên độ tài chính 2020 - 2021 với doanh thu đạt 80, 4 tỷ đồng - tương đương cùng kỳ năm trước. Nhờ giá vốn thấp hơn, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 3,34 tỷ đồng - tăng khá so với 0,9 tỷ đồng của cùng kỳ.

Luỹ kế cả năm, KTS ty ghi nhận doanh thu 248,2 tỷ đồng - tăng 62% so với kỳ trước; lợi nhuận sau thuế đạt 5,87 tỷ đồng - tăng 196% so với kỳ trước.

Một doanh nghiệp khác là Đường Quảng Ngãi (QNS) cũng vừa công bố luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 với tổng doanh thu 3.689 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 521,5 tỷ đồng - tăng trưởng 13% về doanh thu và hơn 19% về lợi nhuận so với nửa đầu năm ngoái.

Năm 2021, QNS đặt kế hoạch 8.000 tỷ đồng doanh thu và 913 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đạt được trong nửa đầu năm, QNS đã lần lượt thực hiện được 46% chỉ tiêu doanh thu và 57% chỉ tiêu lợi nhuận.

Thời gian qua, việc Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường có xuất xứ Thái Lan đã hạn chế lượng lớn đường nhập về, cung - cầu cân bằng hơn đẩy giá đường đi lên. Tại LSS, ông Lê Trung Thành, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, giá đường thành phẩm đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện cơ quan chức năng đang điều tra về nghi vấn đường Thái Lan đi đường vòng sang một nước thứ ba rồi xuất khẩu vào Việt Nam. Malaysia vốn là quốc gia không trồng mía, còn Indonesia và Campuchia là các quốc gia sản xuất không đủ và phải nhập khẩu đường.

Việc áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường tinh luyện và đường thô nhập khẩu từ Thái Lan trong thời gian 5 năm, chính thức có hiệu lực từ 16/6/2021 được giới chuyên gia phân tích nhận định sẽ gỡ bỏ những khó khăn, thách thức trước đó cho các doanh nghiệp ngành đường (có thời gian phải kinh doanh dưới giá vốn, hàng tồn kho tăng vọt do không cạnh tranh lại với đường giá rẻ của Thái Lan tràn ngập trên thị trường, nguồn cung nguyên liệu bấp bênh do người trồng mía chán nản với giá mía rẻ nên chuyển đổi cây trồng…).

Nếu ngăn chặn được nguồn đường giá rẻ lẩn tránh thuế của Thái Lan và dịch bệnh sớm được kiểm soát, các doanh nghiệp ngành mía đường sẽ chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Triển vọng dài hạn?

Đường nhập lậu “bức tử” doanh nghiệp mía đường

Cập nhật lúc 9h57 phiên sáng 19/8/2021, các cổ phiếu ngành mía đường gồm LSS, SLS, KTS, SBT hay QNS đều đua nhau bứt phá trong đó LSS tăng 3,7%, SLS tăng 3,5%, KTS tăng 2,2%...

Thông tin giúp nhóm cổ phiếu này đi lên là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc triển khai đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, về chủng loại, số lượng đường (đường thô, đường tinh luyện) trong tổng số lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm nay, Bộ đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện đấu giá thí điểm quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan như đã thực hiện những năm trước và theo tỷ lệ lượng đường thô là 70%, đường tinh luyện là 30% trong tổng lượng hạn ngạch thuế quan.

Điều này để phát huy hiệu quả cho những nhà máy sản xuất đường tinh luyện, đảm bảo nguyên liệu sản xuất trong nước, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng, người dân trồng mía thực hiện theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cơ bản thống nhất với nội dung dự thảo Quy chế đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay.

Cụ thể, là nội dung xác định mức giá khởi điểm tham gia đấu giá của đường tinh luyện và đường thô tại Điều 12 dự thảo Quy chế.

Theo đó, Bộ đề nghị Bộ Công Thương và Hội đồng đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường tính toán mức giá khởi điểm và bước giá sao cho phù hợp với tình hình thị trường trong nước và quốc tế tại thời điểm tổ chức đấu giá; có thông báo, niêm yết công khai đảm bảo minh bạch thông tin.

Về đối tượng được tham gia đấu giá thí điểm hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay, Bộ cũng thống nhất như Điều 5 dự thảo Quy chế.

Đối tượng được tham gia đấu giá gồm thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, nhu cầu sử dụng đường trong nước năm 2021 từ số liệu và phân tích của Bộ Công Thương, dự tính nhu cầu tiêu thụ hàng năm từ 2,1 - 2,3 triệu tấn, nhu cầu các năm có thể thay đổi khoảng 5%.

Lượng đường có thể nhập khẩu chính ngạch khoảng 1,5 triệu tấn/năm theo cơ chế thị trường, trung bình 125.000 tấn/tháng.

Trong 6 tháng đầu năm, lượng đường nhập khẩu đạt 781.334 tấn; trong đó, từ 5 nước ASEAN là Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Malaysia đạt khoảng 399.189 tấn. Về nguồn cung sản xuất đường trong nước, niên vụ 2020 - 2021, tổng sản lượng mía đưa vào ép 6.739.417 tấn, đáp ứng được 55,2% công suất thiết kế của các nhà máy. Sản lượng đường tinh luyện sản xuất đạt 938.766 tấn; trong đó, 689.830 tấn sản xuất từ nguyên liệu mía trong nước và 211.400 tấn từ đường thô nhập khẩu.

Tính đến hết tháng 7, giá đường tinh luyện khoảng 18.000-18.200 đồng/kg, tăng từ 500-800 đồng/kg trong 3 tháng gần đây và tăng từ 2.000-2.200 đồng/kg so với thời điểm đầu năm 2021.

Giá đường tăng thời gian qua có lợi cho các nhà máy sản xuất đường trong nước, đã tác động tích cực đến giá thu mua mía nguyên liệu của người trồng mía với mức tăng từ 12-15% so với niên vụ năm trước.

Tuy nhiên, hiện giá đường tại Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước ASEAN và Trung Quốc. Do tác động của dịch COVID-19, nhiều địa phương giãn cách xã hội đã tác động đến sức tiêu thụ đường giảm, xảy ra ùn tắc trong lưu thông, làm gia tăng chi phí vận chuyển….

Thêm vào đó là nhu cầu tăng nguyên liệu đầu vào sản xuất trong dịp Trung Thu cũng có thể là nguyên nhân tăng giá đường.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản dự báo, từ nguồn cung cầu đường năm nay, chưa tính lượng đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho, nhu cầu tiêu thụ đường sẽ phụ thuộc vào khả năng chống dịch bệnh. Dự báo sẽ không xảy ra hiện tượng thiếu hụt đường nghiêm trọng.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện nay, nguồn nguyên liệu từ mía trồng trong nước mới đáp ứng được khoảng 55,2% công suất thiết kế của các nhà máy sản xuất đường tinh luyện.

Do đó, các nhà máy có nhu cầu nguồn nguyên liệu đường thô để sản xuất đường tinh luyện, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm nay theo lượng tối thiểu cam kết trong WTO là 108.150 tấn.

D2D, PRE, VE2, VFG, HGM, THU, BSQ chốt quyền trả cổ tức ngày 19/8/2021

Trong ngày 19/8/2021, các doanh nghiệp như D2D, PRE, VE2, VFG, HGM, THU, BSQ sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông thực hiện chi ...

Chứng khoán Đà Nẵng hoàn thành việc tăng vốn, Chứng khoán HDB chốt ngày phát hành 73 triệu cổ phiếu

CTCP Chứng khoán HDB (HDBS) vừa thông báo ngày chốt danh sách để phát hành hơn 73 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ là ...

Dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục cân lực bán từ khối ngoại phiên 18/8

Thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm trở lại trong phiên 18/8/2021 song mức giảm không quá mạnh. Điểm tích cực nhất trong bối ...