Từng tăng mạnh từ 2.700 USD hồi tháng 1 lên tới 3.400 USD vào tháng 4, giá vàng đã cho thấy động lực lớn đầu năm. Tuy nhiên, kể từ đó, kim loại quý này rơi vào trạng thái tích lũy, mắc kẹt trong biên độ hẹp và chưa thể vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng – khiến tâm lý nhà đầu tư ngày càng thận trọng.

Theo ông Ben Nadelstein, Trưởng bộ phận nội dung tại nền tảng đầu tư vàng Monetary Metals, khả năng vàng đạt 3.500 USD trong tháng 7 là rất thấp.

“Tôi không nghĩ giá vàng có thể vượt 3.500 USD nếu [Chủ tịch Fed] Jerome Powell chưa bị thay thế hoặc lãi suất chưa được hạ”, ông nhận định – và lưu ý rằng cả hai yếu tố này đều khó xảy ra trong tháng.

Brandon Aversano, CEO công ty thu mua kim loại quý The Alloy Market, cho rằng thời gian quá ngắn cũng là một rào cản. “Để giá tăng vọt trong những ngày cuối tháng, cần xuất hiện một cú sốc kinh tế lớn hoặc bất ổn toàn cầu leo thang mạnh – điều mà hiện nay chưa có dấu hiệu”, ông nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều bi quan. Ông Brett Elliott, Giám đốc Marketing tại sàn giao dịch kim loại quý APMEX, cho biết: “Vàng có thể biến động hơn 3% chỉ trong một ngày nếu xuất hiện chất xúc tác đủ mạnh”. Theo ông, những thay đổi chính sách thương mại bất ngờ có thể trở thành nhân tố đẩy giá vàng vượt mốc mục tiêu.

Hoạt động của ngân hàng trung ương: Các ngân hàng trung ương tiếp tục đóng vai trò lớn trên thị trường vàng khi duy trì xu hướng mua vào mạnh trong vài năm gần đây. Aversano nhận định: “Nếu nhu cầu từ ngân hàng trung ương tiếp tục tăng, giá vàng có thể được hỗ trợ. Nhưng nếu họ ngừng mua, áp lực điều chỉnh sẽ xuất hiện”.

4 yếu tố có thể đưa giá vàng lên 3.500 USD/ounce trong tháng 7
Giá vàng đang giằng co quanh mốc 3.300 USD/ounce. Liệu cú hích nào đủ mạnh để đẩy vàng lên 3.500 USD trước khi tháng 7 kết thúc?

Biến động địa chính trị: Bất ổn chính trị thường là động lực khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như kênh trú ẩn an toàn. Elliott cho rằng những “thiên nga đen” – các sự kiện địa chính trị không lường trước – là yếu tố có thể khiến giá vàng đột biến. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý phần lớn rủi ro hiện tại đã phản ánh vào giá.

Dữ liệu lạm phát: Lạm phát tiếp tục là chủ đề “nóng âm ỉ”. Nadelstein cho rằng nếu dữ liệu lạm phát sắp tới cho thấy kinh tế yếu hơn kỳ vọng, nhu cầu vàng có thể tăng mạnh. Các chỉ số như CPI hàng tháng sẽ là tín hiệu quan trọng nhà đầu tư cần theo dõi.

Biến động của đồng USD: Đồng USD mạnh lên thường gây áp lực giảm giá vàng, vì khiến tài sản định giá bằng USD kém hấp dẫn hơn. Theo Nadelstein, nếu chỉ số DXY – đo sức mạnh của USD – tăng bất ngờ, giá vàng có thể không đủ lực để phá vỡ vùng kháng cự.

Dù khả năng vàng đạt 3.500 USD/ounce ngay trong tháng 7 được đánh giá là thấp, các chuyên gia đều cho rằng nhà đầu tư nên theo sát các chỉ báo như lợi suất trái phiếu, phát ngôn từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và biến động từ các rủi ro toàn cầu.

Với những người quan tâm đến kênh đầu tư vàng, việc tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính có kinh nghiệm về kim loại quý là điều cần thiết. Các hình thức phổ biến gồm: vàng vật chất, quỹ ETF vàng hoặc tài khoản hưu trí bằng vàng (gold IRA), tùy thuộc khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của từng người.

Theo tổng hợp từ MarketWatch, APMEX, Monetary Metals