5808-dg
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Thống kê giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nhà đầu tư cá nhân mua ròng tại 13/18 ngành. Dòng tiền tích cực trở lại nhóm dịch vụ tài chính và ngân hàng khiến hai nhóm này chứng kiến sự tăng vọt về giá trị mua ròng lần lượt là 437 tỷ đồng và 370 tỷ đồng. Các cổ phiếu bất động sản tuy vẫn được mua ròng 297 tỷ nhưng quy mô giải ngân đã giảm 46% so với phiên liền trước.

Trái chiều, giao dịch bán ròng có phần "lép vế" khi chỉ diễn ra tại 5 nhóm ngành, chủ yếu là nhóm dầu khí bị bán ròng 47 tỷ đồng mặc dù đóng góp đáng kể cho sắc xanh của thị trường. Tiếp theo, nhóm này cũng rút vốn nhẹ khỏi hai nhóm ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 là y tế (7 tỷ đồng) và du lịch, giải trí (6,3 tỷ đồng)

Trong phiên thứ hai dẫn dắt chiều mua, SSI của CTCP Chứng khoán SSI được mua ròng gần 340 tỷ đồng, tương ứng khoảng 5,8 triệu đơn vị cổ phiếu. Đối ứng với lực cầu tăng trên 26% của các cá nhân trong nước là lực xả chủ yếu từ khối ngoại.

Như vậy sau 2 phiên bán ròng, cổ phiếu SSI chỉ còn được mua ròng lũy kế 403 tỷ đồng kể từ đầu năm. Cùng với SSI, dòng tiền cũng tìm đến cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt trong phiên nhóm chứng khoán liên tục bị chốt lời. Mã này ghi nhận giá trị vào ròng khiêm tốn hơn, ở mức 95,9 tỷ đồng.

Bên cạnh các cổ phiếu chứng khoán, dòng tiền lan tỏa mạnh tại hai nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trên thị trường là ngân hàng và bất động sản. Theo đó, các đại diện nhóm ngân hàng được mua ròng nhiều nhất lần lượt là VPB (122,3 tỷ đồng), MBB (79 tỷ đồng), CTG (71,3 tỷ đồng), LPB (71,3 tỷ đồng).

Theo ghi nhận, giao dịch VPB xuất hiện sau phiên nhà băng này công bố phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Kết phên 11/8/2021, VPB đóng cửa ở 61.200 đồng, tăng 1,16%.

Tại nhóm bất động sản, lực mua mạnh nhất tập trung ở nhóm cổ phiếu Vingroup với hai đại diện là VHM (146 tỷ đồng) và VIC (74,6 tỷ đồng), theo sau là DIG (87,9 tỷ đồng). Không đứng ngoài xu hướng giao dịch nhóm cảng biển - logistics, GMD của Gemadept cũng được mua ròng nhẹ 47,2 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lực rút vốn vẫn diễn ra với quy mô khiêm tốn khi không có cổ phiếu nào bị rút ròng trên 100 tỷ đồng. Danh mục bán ròng không có nhiều biến động khi STB của Sacombank tiếp tục bị xả ròng mạnh nhất 97,8 tỷ đồng.

Cùng chiều, giao dịch rút vốn nhẹ hơn được ghi nhận tại các cổ phiếu FLC (51,3 tỷ đồng), PLX (50,7 tỷ đồng), VNM (45 tỷ đồng), NLG (28,2 tỷ đồng). Kế tiếp, các cá nhân trong nước bán ròng dưới 20 tỷ đồng như DGW, PTB, PVT, SCR, AGG.

Có thể áp dụng giao dịch lô 10 trên HOSE ngay trong tháng 8

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi hi vọng, với tiến độ kiểm soát dịch bệnh ở TP. HCM, việc thực hiện giao dịch ...

PAC, CKD, GMD, TID, GHC, HDA, PSW chốt quyền trả cổ tức các ngày 12 - 13/8

Trong các ngày 12 - 13/8/2021, các doanh nghiệp như PAC, CKD, GMD, TID, GHC, HDA, PSW sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông ...

Chuyên gia nói gì về triển vọng các ngành nửa cuối năm 2021?

Trong nửa cuối năm 2021, ông Nguyễn Đức Minh - Giám đốc Đầu tư Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI (SSIAM) cho rằng, nhà ...