Mới đây, trên trang cá nhân của Chủ tịch Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng đã có bài viết chia sẻ: "Gắn kết nhau trong chính trị là đồng thuận, trong tình cảm là cảm xúc và trong kinh doanh là lợi ích. Nên mọi quan hệ gắn kết sẽ chỉ bền chặt nếu đúng với bản chất trên, "đối tác chiến lược" hay "đồng minh chiến lược"... cũng như vậy cả không thể khác!"

Thực tế, mọi mối quan hệ lâu dài nhất đều tồn tại dựa trên sự trao đổi ngang giá, không có "mãi mãi" nào có thể đi ngược quy luật này. Chẳng hạn như trong vòng tròn xã giao của những người trưởng thành, việc kết bạn không còn đơn thuần và ngây thơ chỉ để vui chơi như thuở thơ bé nữa, đại đa số đều xây dựng dựa trên một mối quan hệ lợi ích nào đó.

Triết lý của Chủ tịch công ty chứng khoán hàng đầu: Mọi quan hệ gắn kết sẽ chỉ bền chặt nếu đúng với bản chất
Ông Nguyễn Duy Hưng.

Khi chúng ta coi nhau như bạn bè thân thiết, nghĩ đến hai chữ "lợi dụng" theo hướng tiêu cực, đương nhiên sẽ có cảm giác không hài lòng. Nhưng đổi một góc độ khác để suy nghĩ, bị lợi dụng đồng nghĩa với minh chứng cho sự khẳng định về năng lực của chúng ta.

Do đó, thay vì tức giận, tổn thương, chúng ta phải nhìn nhận được giá trị của sự trao đổi đồng giá tồn tại trong mọi mối quan hệ của người trưởng thành. Đây chính là cơ sở để xây dựng mạng lưới xã giao, là giá trị để gắn kết những mối quan hệ lâu dài nhất.

Trong công việc, đừng bao giờ nói chúng ta bị bóc lột, bị lợi dụng quá nhiều từ cấp trên, từ đồng nghiệp. Chúng ta hãy nghĩ rằng, bản thân mình có thể bị lợi dụng tức là đang sở hữu giá trị, tiêu chí được đối phương coi trọng. Những nhân viên không có giá trị lợi dụng mới là những người phải lo lắng vì có thể bản thân sẽ bị loại khỏi cuộc chơi bất cứ lúc nào.

Lợi dụng lẫn nhau là một phương diện của sự gắn kết. Mối quan hệ đó có sự trao đổi đồng giá từ cả 2 phía mới là trạng thái bền vững nhất khi lãnh đạo thông qua năng lực làm việc ưu tú của cấp dưới đạt tới những công trạng và địa vị của bản thân mình. Còn cấp dưới cũng thông qua lãnh đạo để tiếp cận được những cơ hội thăng tiến, những kinh nghiệm nghiệp vụ và thu nhập tiền lương. Càng được người ta lợi dụng, chúng ta lại càng có thể đi xa hơn nếu áp dụng đúng cách.

Nếu chúng ta chưa từng một lần lợi dụng bạn bè của mình, chứng tỏ chúng ta không hề có một người bạn thật sự. Nếu chúng ta chưa bao giờ bị bạn bè lợi dụng, chứng tỏ chúng ta luôn là người cô đơn một mình. Câu nói này không phải luôn đúng trong mọi trường hợp, nhưng cũng có đạo lý riêng của nó.

Nhiều người cảm thấy hai chữ lợi dụng mang tính tiêu cực và tàn nhẫn nhưng về bản chất, chỉ riêng việc chúng ta kết giao vì tính cách của đối phương đem lại cảm giác thoải mái cho bản thân khi nói chuyện. Đó cũng là một cách đem lại lợi ích cho chính mình, chỉ có điều lợi ích ở đây không phải là vật chất mà dừng lại ở khía cạnh tinh thần.

Thế nhưng, trong bất cứ một mối quan hệ nào, nếu chúng ta chỉ đơn thuần tận dụng những ưu điểm, sở trường của họ để đạt được mục tiêu của bản thân từ một phía mà không có sự đánh đổi ngang bằng, mối quan hệ đó sẽ không bao giờ có thể tồn tại lâu dài được. Khi năng lực của hai bên được đánh đổi ngang bằng, lợi ích nhận được tương đương, tình cảm mới có thể phát triển lâu dài.