Việt Nam đang là nơi gia công cho FDI

Phát biểu tại Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 với chủ đề “Việt Nam - Chiến lược FDI trong kỷ nguyên mới”, ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Cấp cao Khối Khách Hàng Doanh Nghiệp, Ngân hàng UOB Việt Nam nhận định những biến động về chính sách thương mại, thuế quan và tình hình địa chính trị phức tạp đang làm gia tăng áp lực lên các chuỗi sản xuất và thương mại toàn cầu.

Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tạo cơ sở quan trọng để đánh giá toàn diện tác động của các dự án đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, xã hội và môi trường. (Ảnh minh họa)

Việt Nam đang là nơi gia công cho FDI.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang tìm kiếm những điểm đến đầu tư không chỉ có khả năng thích ứng nhanh, mà còn có thể phân tán rủi ro một cách hiệu quả và tạo ra triển vọng phát triển bền vững.

Với triển vọng dài hạn tích cực, ông Lim Dyi Chang cho rằng ASEAN vẫn giữ vững vị thế là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đặc biệt nổi bật với dân số trẻ, lực lượng lao động giàu kỹ năng công nghệ và mạng lưới thương mại nội khối ngày càng gắn kết.

Trong đó, Việt Nam không chỉ nổi lên như một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI, mà còn đóng vai trò là mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị khu vực, kết nối các nền kinh tế ASEAN.

Tuy nhiên, theo ông Lim Dyi Chang bài toán cố hữu đặt ra là Việt Nam đang trở thành nơi gia công lắp ráp cho doanh nghiệp FDI khi nhiều nhiều dự án chưa thực sự tạo giá trị gia tăng cao và thiếu liên kết giữa khu vực doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nội địa chưa tham gia sâu được vào các chuỗi giá trị.

Thừa nhận những đóng góp của khối FDI với nền kinh tế là không nhỏ, ông Sơn Phó Trưởng ban Chính sách, Chiến lược Trung ương cho biết có hiện tượng chuyển giá, gian lận thương mại, đặc biệt là vấn đề “đội lốt, tráng men xuất xứ” sản phẩm".

“Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động, làm dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Dòng vốn FDI trên thế giới cũng dần thay đổi theo hướng giảm phụ thuộc vào một quốc gia mà thay bằng gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, R&D, trí tuệ nhân tạo cũng như gắn với các tiêu chuẩn ESG, năng lượng tái tạo, giảm phát thải”, ông Sơn nói.

Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước

Phó ban kinh tế Trung ương khẳng định Việt Nam hiện đang bước vào giai đoạn phát triển mới với khát vọng tăng tốc để đạt được hai mốc mục tiêu phát triển quan trọng vào năm 2030 và 2045.

Chuyên gia UOB: Việt Nam là mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị khu vực

Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước.

Trọng tâm là vượt qua nguy cơ tụt hậu, tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh tế cần đạt trên 8% vào năm 2025 và phấn đấu hai con số ở giai đoạn tiếp theo.

Tuy nhiên, mục tiêu này được đặt ra trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, khó lường, nhất là những điều chỉnh chính sách thuế quan từ Mỹ, quốc gia có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu.

Vì vậy, thay vì thu hút đại trà, Việt Nam đang chuyển sang chiến lược chọn lọc, định hướng rõ ràng hơn vào các dự án có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có tính kết nối chuỗi, trung tâm R&D và công nghiệp nền tảng.

"Bên cạnh đó, cần thiết lập cơ chế hậu kiểm, đánh giá định kỳ và có chế tài thu hồi ưu đãi nếu vi phạm, nhằm nâng cao kỷ cương trong quản lý đầu tư", ông Sơn nhấn mạnh.

Việc tăng cường liên kết giữa khu vực FDI với khu vực kinh tế trong nước, phát triển hạ tầng chiến lược, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy đầu tư vào các vùng trọng điểm như miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, và siết chặt quản lý nhằm ngăn chặn hiện tượng chuyển giá, núp bóng trong đầu tư cũng là những bước đi cần thiết để giải bài toán hiệu quả của FDI," ông Sơn nhìn nhận.

Nhận diện 7 yếu tố then chốt

Để Việt Nam thành công trong quá trình thu hút FDI, ông Lim Dyi Chang cũng đề xuất Việt Nam cần tập trung vào 7 yếu tố then chốt nhằm duy trì sự cạnh tranh và bền vững trong tương lai.

Thứ nhất, ưu tiên phát triển hạ tầng hiện đại và đồng bộ, đặc biệt trong các lĩnh vực logistics, năng lượng và kết nối số - nền tảng thiết yếu để bảo đảm hiệu quả vận hành và khả năng mở rộng của doanh nghiệp.

Thứ hai, duy trì môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và hiệu quả, từ đó góp phần củng cố lòng tin của nhà đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Chuyên gia UOB: Việt Nam là mắt xích chiến lược trong chuỗi giá trị khu vực

Nhận diện 7 yếu tố then chốt.

Thứ ba, đẩy mạnh sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, tuân thủ quy định và thúc đẩy đổi mới sáng tạo - những yếu tố then chốt cho sức cạnh tranh dài hạn.

Thứ tư, cần duy trì hệ sinh thái tài chính mở và hiệu quả, hỗ trợ luân chuyển vốn, đáp ứng nhu cầu tài trợ đa dạng và thúc đẩy đổi mới tài chính.

Thứ năm, phát triển tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, yếu tố này không chỉ thúc đẩy tiêu dùng nội địa mà còn đóng vai trò quan trọng trong cung ứng lao động có kỹ năng cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ sáu, cam kết mạnh mẽ với phát triển bền vững và các tiêu chuẩn ESG, đây là yếu tố thiết yếu trong quyết định đầu tư của các định chế tài chính toàn cầu.

Cuối cùng, cần phát triển chính sách linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế số, từ đó tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo trong một môi trường quản trị hiệu quả.

“Trong kỷ nguyên FDI mới, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để vươn lên trở thành điểm đến đầu tư chiến lược, giá trị cao và sẵn sàng cho tương lai. Tuy nhiên, thành công không thể đến chỉ bằng các biện pháp xúc tiến hay cải cách chính sách. Đó còn là câu chuyện của nền tảng vững chắc của việc đầu tư vào hạ tầng, con người, niềm tin và sự chuyển đổi”, Đại diện Ngân hàng UOB cho hay.