Huy động dự kiến 2.010 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu

1932-nlm

Theo kế hoạch, Nam Long phát hành riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu chào bán cho các nhà đầu tư. Giá phát hành 33.500 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động 2.010 tỷ đồng. Số cổ phiếu mới phát hành thêm này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Sau phát hành, vốn điều lệ từ của công ty sẽ tăng từ 2.853 tỷ đồng lên 3.453 tỷ đồng.

Theo dự kiến, số tiền thu về từ đợt chào bán sẽ chi góp vốn vào công ty con để đơn vị này nhận chuyển nhượng Dự án PG Hải Phòng đồng thời chi tài trợ một phần vốn đầu tư Dự án Akari – Lô F theo chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 31/12/2020.

Nam Long cho biết, giá phát hành 33.500 đồng/cổ phiếu đã thấp hơn thị giá hiện nay của cổ phiếu NLG. Trên thị trường cổ phiếu NLG hiện giao dịch quanh mức 45.700 đồng/cổ phiếu – cao hơn khoảng 36% so với giá chào bán riêng lẻ.

Cùng với đó, Nam Long công bố danh sách các nhà đầu tư thực tế mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ đợt này trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua tổng cộng 29.285.000 cổ phiếu.

Cụ thể, Pyn Elite Fund (Non-Ucits) đăng ký mua gần 5,15 triệu cổ phiếu. Trước đó, Pin Elite cũng đã sở hữu hơn 19,7 triệu cổ phần Nam Long. Nhóm quỹ KIM (Hàn Quốc) đang ký mua tổng cộng 6,5 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, các quỹ do Dragon Capital quản lý như Vietnam Growth Stock Income Mother Fund; Hanoi Investments Holdings Limited; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company; KB Vietnam Focus Balanced Fund đăng ký mua tổng cộng 7,2 triệu cổ phiếu.

Nam Long (NLG) chốt giá chào bán riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu, nhiều quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, KIM, Pyn Elite Fund...đăng ký mua gần một nửa - Ảnh 2.
Nam Long (NLG) chốt giá chào bán riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu, nhiều quỹ ngoại lớn như Dragon Capital, KIM, Pyn Elite Fund...đăng ký mua gần một nửa - Ảnh 1.

Danh sách các nhà đầu tư trong nước đăng ký mua cổ phần có 10 cá nhân và 4 doanh nghiệp với hơn 30,71 triệu cổ phiếu đăng ký mua trong đó cá nhân đăng ký mua nhiều nhất là 5 triệu cổ phần và doanh nghiệp đăng ký mua nhiều nhất là CTCP Đầu tư Thái Bình với 4,2 triệu cổ phần. Đối với cá nhân, ông Nguyễn Xuân Quang đăng ký mua nhiều nhất với 5 triệu cổ phiếu.

Huy động 950 tỷ đồng qua kênh rủi ro - trái phiếu

Ở một diễn biến khác, theo tuoitrethudo , Nam Long cũng vừa thông qua kế hoạch phát hành hai đợt trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với tổng giá trị theo mệnh giá tối đa là 950 tỷ đồng, kỳ hạn tối đa 36 tháng, lãi suất dự kiến cho 4 kỳ đầu tối đa là 9,5%. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được đảm bảo bằng tài sản và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp đối với tổ chức phát hành.

Trước đó trong năm 2020, Nam Long cũng đã huy động 500 tỷ đồng qua kênh trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, kỳ hạn 36 tháng và sẽ hết hạn vào năm 2023, với lãi suất cố định 10,5%/năm. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản.

Khác với đợt phát hành năm nay, lô trái phiếu năm ngoái được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất đối với khu đất tại địa chỉ xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với tổng diện tích 492,3 m2 và tất cả các tài sản bất động sản gắn liền với khu đất không bao gồm nhà ở và dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Cũng như một số doanh nghiệp khác như Phát Đạt, Khang Điền, Nam Long cũng đang đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp.

Hiện nay, bất động sản được ngân hàng xếp vào loại rủi ro nên tín dụng cấp vào lĩnh vực này đang bị siết chặt. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang tích cực gọi vốn bằng trái phiếu với mức lãi suất cao hơn đáng kể so với bình quân thị trường.

Việc nhiều công ty bất động sản phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng không có tài sản đảm bảo trong bối cảnh việc vay vốn tín dụng ngày càng khó khăn do các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục được giới chuyên gia cảnh báo là rất rủi ro và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Bộ Tài chính đã nhiều lần cảnh báo các nhà đầu tư về rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản không có tài sản đảm bảo.

Ngày 1/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ, trong thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp đã trở thành một kênh huy động vốn lớn và quan trọng trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực đối với các doanh nghiệp, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ cũng bộc lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư và có nguy cơ gây mất an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia.

Nợ phải trả tăng vượt 10.000 tỷ đồng, dòng tiền âm nặng

Được biết, Nam Long là doanh nghiệp có thương hiệu lớn trong giới bất động sản và nhận được nhiều giải thưởng vinh danh nhưng cũng không ít lần công ty này bị cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

Theo đó, giữa tháng 9/2020, Nam Long bị Cục Thuế TP. HCM xử phạt vi phạm hành chính do khai sai thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp với số tiền 165,5 triệu đồng đồng thời công ty cũng bị truy thu thuế 827,6 triệu đồng và 39,5 triệu đồng tiền chậm nộp thuế. Tổng cộng, công ty phải nộp ngân sách Nhà nước hơn 1 tỷ đồng.

2015 là thời điểm phù hợp để mua nhà - VnExpress Kinh doanh

Ông Nguyễn Xuân Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Nam Long

Trước đó, cuối tháng 11/2019, Nam Long cũng bị Cục Thuế TP. HCM phát hiện có hành vi kê khai sai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trong hồ sơ khai thuế niên độ năm 2017, 2018 nên xử phạt và truy thu thuế hàng trăm triệu đồng.

Đến cuối tháng 12/2019, Nam Long lại bị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) xử phạt, truy thu thuế xấp xỉ 7 tỷ đồng khi tiếp tục có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Đáng nói, dù liên tục dính vi phạm pháp luật về thuế nhưng Nam Long vẫn được vinh danh nhiều giải thưởng. Trong năm 2019, Nam Long được vinh danh cùng lúc nhiều giải thưởng như: Top 50 Doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu Việt Nam...

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính sau soát xét, 6 tháng đầu năm 2021, Nam Long ghi nhận doanh thu thuần 636,5 tỷ đồng - giảm nhẹ so với mức 658,1 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 414 tỷ đồng - tăng mạnh so với con số 184,9 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

Trong lĩnh vực tài chính, dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về hay doanh nghiệp này đang gặp áp lực về dòng tiền.

Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, 6 tháng đầu năm 2021, dòng tiền kinh doanh và đầu tư của Nam Long lần lượt âm 676,8 tỷ đồng và 114 tỷ đồng trong khi năm ngoái cũng âm lần lượt 568,6 tỷ đồng và 495 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2021, tổng tài sản của Nam Long ở mức 19.967 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 13.642 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tăng đó chủ yếu là hàng tồn kho khi khoản mục này tăng từ 6.069 lên mức 13.746 tỷ đồng.

Hàng tồn kho của Nam Long tập trung ở các Dự án Izumi với 7.039 tỷ đồng; Hoàng Nam (Akari) với 2.668 tỷ đồng; Paragon Đại Phước với 1.708 tỷ đồng; Vàm Cỏ Đông (Waterpoint) với 1.174 tỷ đồng; Phước Long B mở rộng 90,8 tỷ đồng...

Theo nhìn nhận của các chuyên gia, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, mọi hoạt động kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp không bán được hàng nên tỷ trọng hàng tồn kho sẽ tăng nhanh, đặc biệt là khối bất động sản. Lượng hàng tồn kho bất động sản tăng lên sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Hàng tồn kho nếu nằm trong nhóm dự án vướng mắc về pháp lý, bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay ngày càng lớn cho doanh nghiệp.

Cũng tại thời điểm ngày 30/6/2021, nợ phải trả của Nam Long ở mức 10.304 tỷ đồng - tăng mạnh so với mức 6.922 tỷ đồng hồi đầu năm trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 6.993 tỷ đồng, còn lại là nợ dài hạn. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 30/6/2021 ở mức 9.662 tỷ đồng.

Như vậy, vốn chủ sở hữu thấp hơn tổng nợ phải trả, điều này lý giải cho việc nguồn vốn của Nam Long chủ yếu được tài trợ bằng nợ vay.

1806-nlg
Nguồn vietstock

"Với một công ty nào những chỉ số như nợ phải trả tăng cao, dòng tiền kinh doanh âm, hàng tồn kho cũng tăng đột biến đã tiềm ẩn những rủi ro về hoạt động tài chính của công ty, các nhà đầu tư cần thận trọng khi rót vốn ở các kênh như trái phiếu, cổ phiếu vào các doanh nghiệp như vậy", một chuyên gia tài chính đánh giá.

Sóng đang cạn ở dòng cổ phiếu phân bón; dịch bệnh tiếp tục làm tổn thương nhóm thủy sản, dệt may

Trong khi nhóm doanh nghiệp dệt may, thủy sản đang chịu tác động nặng nền từ dịch COVID-19 thì nhóm phân bón (hóa chất) lại ...

Thị trường chứng khoán (6/9): VN-Index tăng hơn 8 điểm, cổ phiếu thủy sản tiếp đà tăng

Phiên sáng 6/9/2021 kết thúc với mức tăng hơn 8 điểm của chỉ số VN-Index và 2,41 điểm đối với HNX-Index. Đây là kết quả ...

Dòng tiền cá nhân chốt lời cổ phiết bất động sản trong tháng 8, rút gần 3.200 tỷ đồng khỏi VHM

Dòng tiền tổ chức trong nước duy trì đà bán ròng 4.192 tỷ đồng trong tháng 8/2021 trong đó cổ phiếu của các doanh nghiệp ...