Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc nối 3 thành phố Hồng Kông, Macau và Chu Hải. Nằm trong đại dự án với tham vọng tạo ra một trung tâm công nghệ và khoa học kết nối 2 lãnh thổ đại lục – Hồng Kông và Macau (trung tâm sòng bài lớn nhất thế giới) - với 9 thành phố lân cận.

Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng
Cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

Tổng chiều dài của cầu vượt biển Hồng Kông – Chu Hải – Ma Cao là 55km, gồm 3 cây cầu cáp treo, 2 đảo nhân tạo với diện tích rộng 100.000m2 mỗi đảo và 1 đường hầm biển dài 6,7km. Siêu công trình này có khả năng chịu được động đất 8 độ richter, những siêu bão lên đến cấp 16, thậm chí nó vẫn đứng vững dù bị một tàu hàng hạng nặng tông trực diện.

Gọi là “cây cầu” nhưng đây thực ra là hệ thống gồm 3 cây cầu cáp treo và 1 đường hầm dưới biển cùng 2 đảo nhân tạo và có tổng chiều dài là 54,7km. Một đường hầm dài 6,3km kết nối 2 hòn đảo nhân tạo, giúp công trình ổn định hơn, cũng là để tàu bè loại lớn có nơi qua lại.

Cây cầu vượt biển này cũng tiêu tốn hơn 400.000 tấn thép, gấp 4,5 lần số vật liệu được dùng để tạo nên cầu Cổng Vàng ở San Francisco (Mỹ), đủ để xây dựng 60 tháp Eiffel của Pháp, cùng 1,08 triệu m3 xi măng.

Dự án bắt đầu từ năm 2009 nhưng bị trì hoãn khánh thành nhiều lần do chậm tiến độ thi công và lo ngại về an toàn. Kết cấu cầu gồm ba cầu dây văng, chịu được sức gió 340 km/h. Tháp phía trên cầu thiết kế nhằm tôn vinh cá heo trắng, nghệ thuật thắt dây và thuyền buồm Trung Quốc. Những đường cong trên cầu thiết kế giống con rắn.

Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng
Kết nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải

Kỹ sư trưởng dự án Lâm Minh cho hay, nhóm của ông đã gặp nhiều khó khăn trước các bài toán khi xây dựng cây cầu này như cây cầu không thể cao quá 150m để tránh ảnh hưởng đến đường bay của máy bay từ sân bay Hồng Kông (Trung Quốc).

Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ, công nghệ cốt lõi trong xây dựng ống ngầm ngoài khơi được người trong ngành gọi là "công nghệ khó và phức tạp nhất thế giới", hiện chỉ có một số quốc gia trên thế giới làm chủ được. Vào thời điểm đó, kinh nghiệm của Trung Quốc trong lĩnh vực này gần như bằng 0.

Sau nhiều lần tìm hiểu, ông đã tìm được một công ty tầm cỡ thế giới sở hữu công nghệ thi công ống ngầm dưới biển nhưng bên kia lại đưa ra mức giá cao vượt xa ngân sách dự án.

Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng

Bên trong Nhà khách Cảng Hong Kong của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải

Cuối cùng, Lâm Minh và nhóm kỹ sư Trung Quốc tự nghiên cứu, giải quyết bài toán khó về công nghệ đẳng cấp thế giới. Sau hàng trăm cuộc họp và thử nghiệm trong nhiều năm trời, công nghệ hoàn chỉnh để xây dựng "đường hầm ống ngầm ngoài khơi đại diện cho trình độ công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc" được công bố.

Khi ống ngầm đầu tiên của cầu vượt biển Hồng Kông-Chu Hải-Macao (Trung Quốc) được lắp đặt thành công, tạo tiền đề cho việc xây dựng các đường hầm ống ngâm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, nhóm của Lâm Minh đã không nghỉ ngơi trong 96 giờ.

Nhóm do ông dẫn đầu đã hoàn thành việc đăng ký hơn 500 bằng sáng chế kỹ thuật chỉ riêng trong quá trình xây dựng công trình này.

Đi lên từ con số 0, Trung Quốc xây dựng được cây cầu dài nhất thế giới với chiều dài 55km, gấp 20 lần cầu Cổng Vàng
Thời gian di chuyển từ Chu Hải đến Sân bay Quốc tế Hồng Kông (Trung Quốc) giảm xuống chỉ còn 45 phút.

Cây cầu này cũng là cây cầu giúp công nghệ Trung Quốc tiến gần tới trình độ công nghệ thế giới, là cây cầu đầu tiên được xây dựng với tuổi thọ lên tới 120 năm trong bối cảnh rất nhiều công trình quan trọng trên thế giới đều có tuổi thọ hơn 100 năm.

Cầu có vốn đầu tư 20 tỷ USD, được mở cửa vào tháng 9/2018. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố cây cầu là yếu tố quan trọng trong kế hoạch phát triển Vùng Vịnh Lớn, kết nối Hồng Kông và Macau tới 11 thành phố ở Trung Quốc đại lục, với tham vọng biến khu vực này thành một trung tâm công nghệ cao cạnh tranh với thung lũng Silicon ở Mỹ.