Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất định, Việt Nam đang chủ động triển khai loạt chính sách kích thích sau thuế quan nhằm thúc đẩy tăng trưởng nội địa, ứng phó linh hoạt với sức ép từ bên ngoài, đặc biệt là chính sách thuế đối ứng của Mỹ.
Theo báo cáo ngành quý II/2025 vừa được Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) công bố, có tới hơn 30 doanh nghiệp trong nước được dự báo sẽ hưởng lợi kép từ các gói kích thích kinh tế hậu thuế quan và chương trình phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng Nghị quyết 68-NQ/TW.
1. Hưởng lợi từ đầu tư công và hạ tầng giao thông bứt tốc
Chính phủ đang tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt là vào các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam, đường sắt tốc độ cao và hệ thống hạ tầng liên kết vùng. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng, vật liệu và bất động sản khu công nghiệp.
Doanh nghiệp nổi bật:
VHM (Vinhomes), VIC (Vingroup): hưởng lợi từ phát triển hạ tầng kéo theo nhu cầu nhà ở, khu đô thị vệ tinh.
HPG (Hòa Phát), CTD (Coteccons), VCG (Vinaconex), HHV (Đèo Cả): hưởng lợi từ cung ứng thép, thi công công trình và BOT giao thông.
DPG (Đạt Phương), TCH (Hoàng Huy), DXG (Đất Xanh): tham gia thi công, đầu tư vào các khu đô thị vệ tinh và nhà ở xã hội.
2. Năng lượng và dầu khí: Cú hích mới từ các dự án trọng điểm
Việc tái khởi động và đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng – dầu khí như Lô B – Ô Môn, khí LNG, điện khí… là cú huých lớn cho các doanh nghiệp ngành dầu khí.
Doanh nghiệp hưởng lợi:
PVS (PTSC), GAS (PV GAS), PVB (PV Coating): được dự báo gia tăng khối lượng công việc liên quan đến cơ điện, lắp đặt đường ống, trung chuyển khí.
![]() |
Trong bối cảnh chính sách kinh tế mới và các cuộc đàm phán thương mại Việt – Mỹ đang diễn ra, thị trường chứng khoán xuất hiện nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn. |
3. Tiêu dùng, du lịch – Visa miễn, sức mua tăng
Nhóm ngành bán lẻ, hàng tiêu dùng và hàng không đang trên đà hồi phục nhờ chính sách thúc đẩy tiêu dùng nội địa, miễn visa du lịch và kích cầu chi tiêu cá nhân.
Doanh nghiệp tiêu biểu:
FRT (FPT Retail), MWG (Thế giới Di động), MSN (Masan): được kỳ vọng có tăng trưởng doanh thu từ sức mua gia tăng.
ACV (Tổng công ty Cảng hàng không), HVN (Vietnam Airlines), VJC (Vietjet), VRE (Vincom Retail): hưởng lợi từ dòng khách du lịch và bán lẻ tại các trung tâm thương mại, sân bay.
4. Kinh tế tư nhân và chính sách thể chế – ‘đòn bẩy’ chiến lược
Việc triển khai Nghị quyết 68-NQ/TW tạo nền tảng cải cách thể chế sâu rộng, mở đường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển thành động lực chính của nền kinh tế. Các tập đoàn tư nhân lớn có hệ sinh thái đa ngành sẽ được "hưởng lợi kép".
Doanh nghiệp đáng chú ý:
VIC, VHM, VRE: đại diện tiêu biểu cho các tập đoàn kinh tế tư nhân đang phát triển mạnh trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và du lịch.
MSN, GEX, Viettel: được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách ưu tiên doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, có tiềm lực đầu tư vào công nghệ và sản xuất.
5. Ngân hàng – Dẫn dắt dòng vốn và hỗ trợ tăng trưởng
Chính sách nới lỏng tiền tệ và đẩy mạnh tín dụng ưu tiên mở ra cơ hội cho các ngân hàng thương mại trong việc tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh bán lẻ và hỗ trợ doanh nghiệp.
Ngân hàng nổi bật:
BID, CTG, VCB, ACB, HDB, MBB, TCB, VPB: với hệ sinh thái đa dạng và tệp khách hàng lớn, nhóm ngân hàng này sẽ là kênh dẫn vốn chính cho dòng vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế.
6. Nhập khẩu từ Mỹ – Tận dụng ưu đãi, tiết giảm chi phí đầu vào
Trước bối cảnh đàm phán về thuế đối ứng với Mỹ, Việt Nam đang gia tăng nhập khẩu các mặt hàng chiến lược từ Mỹ như thịt heo, ngô, khí LNG và máy bay. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp trong nước nhờ giảm chi phí đầu vào.
Doanh nghiệp hưởng lợi:
DBC (Dabaco), BAF: giảm chi phí nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhờ nguồn nhập khẩu từ Mỹ.GAS, POW, NT2: lợi thế về nguồn khí LNG nhập khẩu ổn định, giá rẻ.
HVN, VJC: hưởng lợi từ các thương vụ nhập máy bay với chi phí tốt hơn.