Mới đây ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam và ông Nguyễn Trần Minh Quân, Giám đốc Pháp lý Hiệp hội Blockchain Việt Nam, trở thành thành viên của Hiệp hội các chuyên gia phòng chống rửa tiền (ACAMS). Đây cũng là 2 người Việt đầu tiên tham gia tổ chức này.

ACAMS (Certified Anti-Money Laundering Specialist) là chứng chỉ quốc tế uy tín hàng đầu trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, được công nhận tại hơn 180 quốc gia, không chỉ đòi hỏi thành viên chứng minh năng lực chuyên môn mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực toàn cầu về tuân thủ.

Ông Phan Đức Trung là người sáng lập, đồng thời là Chủ tịch HĐQT Decom Holdings, tổ chức chuyên đầu tư vào các ứng dụng blockchain và tài sản số. Ông cũng là đồng sáng lập Diễn đàn Phổ cập Blockchain với trên 35.000 thành viên, nhằm chia sẻ kiến thức blockchain đến cộng đồng.

Hai doanh nhân người Việt đầu tiên gia nhập Hiệp hội các chuyên gia phòng chống rửa tiền (ACAMS)

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Năm 1993, ông Phan Đức Trung là một trong 10 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc tại Đại học Bách khoa Hà Nội với chuyên môn về đầu tư, lập trình cơ sở dữ liệu. Ông có hơn 20 năm là lãnh đạo cấp cao tại các định chế tài chính ngân hàng, quỹ đầu tư và tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, như Techcombank, FPT… Ông từng là Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội blockchain Việt Nam. Đầu năm 2025, ông được bổ nhiệm là Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam.

Ông Nguyễn Trần Minh Quân hiện là CEO Krysos Trust, thành viên Decom Holdings. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật về tài sản số và công nghệ blockchain, ông có nhiều đóng góp quan trọng vào việc xây dựng hệ sinh thái tài chính số, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực blockchain và tài sản số. Ông hiện cũng là Giám đốc Pháp lý Hiệp hội Blockchain Việt Nam.

Hai doanh nhân người Việt đầu tiên gia nhập Hiệp hội các chuyên gia phòng chống rửa tiền (ACAMS)

Ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Trên thế giới, theo báo cáo của Chainalysis năm 2022, tổng giá trị tiền mã hóa liên quan đến hoạt động rửa tiền đã đạt mức kỷ lục 31,5 tỷ USD.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 10/ 2021 đến tháng 10/2022, tổng giá trị tiền mã hóa chảy vào Việt Nam ước tính đạt 90,8 tỷ USD. Trong số đó, gần 1 tỷ USD được xác định liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm lừa đảo, rửa tiền, và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Vì vậy việc xây dựng khung khổ pháp lý cho tài sản mã hóa và tuân thủ các quy định pháp lý phòng chống rửa tiền sẽ giúp Việt Nam sớm ra khỏi danh sách xám của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF).

Hiện Hiệp hội Blockchain Việt Nam duy nhất tại Việt Nam hợp tác với Hiệp hội Các chuyên gia phòng chống rửa tiền (ACAMS) về đào tạo và cấp chứng chỉ tuân thủ quy định pháp lý phòng chống rửa tiền.