Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1126 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Thủ tướng Chính phủ cũng bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương năm 2022 từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cụ thể, bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển vốn ngân sách trung ương trong nước 18.584,907 tỷ đồng để thực hiện các nhiệm vụ: hỗ trợ lãi suất 2%/năm thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, hỗ trợ lãi suất, cho vay, cấp bù lãi suất và phí quản lý để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Dù nhiều tháng đã qua kể từ ngày chương trình hỗ trợ lãi suất 2% được ban hành , nhưng số lượng khách hàng được phê duyệt đủ điều kiện tham gia tại nhiều ngân hàng chỉ ở mức vài chục, thậm chí có những ngân hàng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ngay lập tức, trong tháng 9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại (NHTM), Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố khẩn trương, quyết liệt đẩy mạnh triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%.

Gói cấp bù lãi suất 2% nằm trong gói kích thích kinh tế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định 31 của Chính phủ. Quy mô hỗ trợ lên đến 40.000 tỷ đồng, dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Theo kế hoạch sẽ giải ngân 16.000 tỷ đồng trong năm nay và 24.000 tỷ đồng trong năm sau.

Tuy nhiên, đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55.500 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng, rên dư nợ cho vay khoảng 4.300 tỷ đồng, vẫn còn hạn chế…

Một trong những vướng mắc khiến tỷ lệ giải ngân còn thấp lại đến từ tâm lý e ngại "hậu kiểm", phải kiểm tra, kiểm toán các khoản vay sau đó.

Nhiều ngân hàng cho biết, qua rà soát có hàng nghìn khách hàng thuộc diện được hỗ trợ giảm lãi suất, nhưng không có nhiều người nộp đề nghị hỗ trợ. Do đó, dù muốn giải ngân nhanh, họ cũng không thể.

Không phải chỉ có từ phía người vay, ngay cả chính những người cho vay là các ngân hàng thương mại cũng vướng.

Chính thức: "Big 4" gia nhập cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi