UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã nhận được công văn của Công ty TNHH nhà máy bia Heineken Việt Nam về việc góp ý và kiến nghị đối với dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB - sửa đổi).

UBND tỉnh đữ gửi công văn tới Cục Thuế tỉnh, kiến nghị Cục thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu nội dung kiến nghị của Heineken. Đồng thời đề nghị rà soát, kiểm tra, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính theo quy định.

Đây là diễn biến tiếp theo sau sự kiện Heineken Việt Nam đóng cửa nhà máy bia tại Quảng Nam. Đây là nhà máy hoạt động từ năm 2007, đóng tại Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc - thị xã Điện Bàn.

Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Tâm thư của Heineken viết gì?

Trong ‘tâm thư’, Heineken Việt Nam cho biết, đã tạo ra gần 250.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị, và cũng nằm trong số các doanh nghiệp góp thuế nhiều nhất cho NSNN trong nhiều năm liền. Heineken mong muốn tham gia tích cực trong ngành đồ uống có cồn, quan tâm đến quá trình xây dựng, sửa đổi Luật thuế TTĐB.

Theo Heineken, hiện Bộ Tài Chính đang đưa ra 1 phương án đề xuất tăng thuế với sản phẩm bia, đều ở mức quá cao so với mức hiện tại 65%.

Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Trong khi đó, theo phía Heineken, từ sau giai đoạn Covid-19, nền kinh tế nói chung, bao gồm ngành bia, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức do tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Bên cạnh đó nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông với mức xử phạt nặng đã dần hình thành thói quen uống có trách nhiệm hơn của người tiêu dùng.

Đây là nguyên nhân khiến thị trường bia của Việt Nam đã sụt giảm 2 con số trong năm 2023 và tiếp tục sụt giảm từ đầu năm nay.

Do vậy, theo Heineken, việc tăng thuế suất giai đoạn hiện tại cần được xem xét một cách thận trọng. Nếu tăng quá nhanh, người tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chi tiêu, dẫn đến sức mua giảm và tác động tiêu cực đến thị trường. Kết quả có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng như thất thu thuế cho Chính phủ, đóng cửa các nhà máy sản xuất và gia tăng thất nghiệp.

Theo Heineken, cần phải tiếp cận thận trọng hơn là giãn lộ trình tăng thuế và giảm mức tăng thuế, tránh tình trạng “sốc” khi giá cả tăng đột ngột.

Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngoài ra, đại diện Heineken nhận xét, khi quan sát biểu thuế TTĐB hiện tại, có thể thấy sự bất hợp lý khi rượu có nồng độ cồn dưới 20% chỉ chịu mức thuế TTĐB 35%, trong khi bia với nồng độ cồn dưới 12% lại phải chịu mức thuế 65%. Sự chênh lệch này gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành bia và thể hiện sự thiếu công bằng trong chính sách thuế.

Heineken đề xuất Bộ Tài chính xem xét lại mức thuế suất áp dụng cho các sản phẩm đồ uống có cồn, sao cho phù hợp với nồng độ cồn của từng loại. Đây cũng là cách giúp định hình hành vi tiêu dùng hợp lý hơn, khuyến khích các nhà sản xuất đổi mới, phát triển các sản phẩm có nồng độ cồn thấp.

3 kiến nghị của Heineken liên quan dự thảo luật thuế TĐB

Cuối thư, Heineken gửi 3 kiến nghị liên quan dự thảo luật thuế TTĐB:

-Thứ nhất, tách biểu thuế TTĐB hiện tại thành các mức thuế cụ thể, tương ứng với nồng độ cồn khác nhau của bia, để đảm bảo thống nhất với Luật và quy định hiện hành. Cụ thể:

Sau đóng cửa nhà máy, Heineken gửi ‘tâm thư’ góp ý dự thảo luật thuế tiêu thụ đặc biệt

-Thứ 2, về lộ trình tăng thuế, luật thuế TTĐB sửa đổi sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 và thuế suất đối với bia được giữ ổn định ở mức 65% trong vòng 3 năm; lần tăng thuế đầu tiên sẽ vào năm 2029 và sau mỗi 3 năm thì tăng một lần, mỗi lần tăng không qúa 3-5%.

-Thứ 3, về chiến lược cải cách thuế lâu dài, Việt Nam có thể cân nhắc chuyển đổi từ phương pháp tính thuế tương đối hiện tại sang phương pháp tính thuế tuyệt đối theo nồng độ cồn (VND/lít cồn nguyên chất). Hệ thống thuế hỗn hợp có thể là một bước trung gian hợp lý cho lộ trình chuyển đổi sang hệ thống tuyệt đối theo nồng độ cồn.