Ngành công nghiệp vũ trụ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Sự góp mặt của các công nghệ mới như AI hay các vấn đề nguồn cung vật liệu bị gián đoạn do cạnh tranh thương mại đang khuyến khích các nghiên cứu sáng chế vật liệu thay thế. Nhận thấy cơ hội này, một công ty khởi nghiệp của Đức đang phát triển nhiên liệu tên lửa lấy từ … sáp nến.

Thử nghiệm này đã thành công tốt đẹp khi HyImpulse Technologies tuần trước đã phóng một tên lửa phát ra âm thanh được cung cấp năng lượng từ sự kết hợp giữa oxy lỏng và parafin rắn – một chất phụ gia chiết xuất từ dầu mỏ và là thành phần chính trong nến.

Mario Kobald, người đồng sáng lập công ty vào năm 2018, nảy ra ý tưởng khi ông thấy có quá nhiều công ty trẻ đang cố gắng “lách vào khung cửa hẹp” của ngành vũ trụ để cạnh tranh với những gã khổng lồ như SpaceX của Elon Musk. Các startup về hàng không vũ trụ trước giờ luôn học theo SpaceX và những người đi trước sử dụng oxy lỏng và dầu hỏa để làm nhiên liệu cho tên lửa, như Falcon 9.

Startup đặt cược đầu tư vào
Hylmpulse phát triển tên lửa chạy bằng nhiên liệu rẻ hơn để giúp khách hàng tiếp cận không gian với giá cả phải chăng hơn, vận hành an toàn hơn

Ông Kobald đã thành lập công ty cùng với một số bạn học cũ từ Đại học Stuttgart, nơi ông cùng những người bạn và đồng nghiệp nhận bằng Tiến sĩ về hàng không vũ trụ, cho biết: “Cạnh tranh về chi phí và quy mô với các công ty đã có kinh nghiệm trên thị trường như SpaceX là điều không tưởng”.

Thay vào đó, HyImpulse cho biết sứ mệnh của họ là giúp việc tiếp cận các chuyến đi bằng tên lửa trở nên hợp lý về giá cả và thân thiện với môi trường hơn. Việc thực hiện dự án “Sáp nến cấp không gian” như một phần quan trọng trong chiến lược dài hơi của giám đốc Kobald. Ông nhấn mạnh rằng vật liệu này có chi phí khai thác và xử lý rẻ hơn so với dầu hỏa.

Theo lời của các nhà khoa học ở Hylmpulse, paraffin cũng “không độc hại và rất an toàn khi xử lý". Độ ổn định của vật liệu cho phép công ty vận chuyển tên lửa hoàn chỉnh với nhiên liệu parafin dưới dạng hàng hóa thông thường trên tàu container từ Đức đến Singapore đến Úc mà không cần những tiêu chuẩn tốn kém để ngăn chặn cháy nổ.

Giám đốc Kobald tin rằng: “Tất cả những điều này giảm thiếu chi phí cho các khách hàng”.

Paraffin được sử dụng trong nến sáp thực chất là một dẫn xuất của quá trình sản xuất xăng, vì vậy nó không hẳn là một giải pháp thay thế xanh cho nhiên liệu tên lửa tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong tương lai, Kobald muốn HyImpulse sử dụng parafin được tạo ra từ carbon dioxide và nước, vừa tiết kiệm vừa ít gây hại cho môi trường.

Startup đặt cược đầu tư vào
Parafin ở thể rắn, dạng hạt

Parafin được phát hiện từ thế kỷ 19, còn có tên khoa học khác là kerosene (dầu hỏa hay dầu hôi). Ngoài thể rắn, vật liệu này còn dễ chuyển sang thể lỏng là paraffin oil (dầu paraffin), còn dạng rắn của parafin được gọi là paraffin wax (sáp parafin). Trong công nghiệp, người ta sử dụng parafin để sản xuất nến và tạo lớp phủ cho các loại giấy hay vải sáp.

Về mặt lý thuyết, HyImpulse không phải là những người đầu tiên nhận thấy tiềm năng của paraffin. Hơn 1 thập kỷ trước, các khoa học gia của NASA và Đại học Stanford đã nghiên cứu vật liệu này và phát hiện khả năng đốt cháy nhanh, cung cấp lực đẩy cần thiết cho tên lửa.

Tháng 12 năm ngoái, các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã gửi sáp nến lên chuyến bay Blue Origin New Shepard để nghiên cứu tác động của vi trọng lực lên vật liệu và khả năng sử dụng nó làm nhiên liệu cho tàu vũ trụ quay quanh quỹ đạo.

Tuy nhiên, ngày 3/5, công ty HyImpulse đã thử nghiệm tên lửa lớn nhất về công nghệ sáp nến này trong một cuộc phóng thử với Southern Launch ở Úc. Kết quả báo cáo là "vượt trên mong đợi" dù vẫn chưa có nhiều thông tin về khả năng hạ cánh và độ cao chính xác.

Startup đặt cược đầu tư vào
Một tên lửa phát ra âm thanh của HyImpulse đang "khai hỏa" từ Trường phóng thử nghiệm Koonibba ở Nam Úc vào ngày 3/5/2024

Khẩu hiệu của đội ngũ thực hiện dự án là “Thắp sáng ngọn nến này” cùng sứ mệnh tạo ra sự khác biệt bằng cách làm nổi bật loại nhiên liệu cải tiến, đồng thời gợi nhớ lại nhận xét đáng nhớ của phi hành gia Hoa Kỳ Alan Shepard trước khi ông trở thành người Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ trong chuyến bay dưới quỹ đạo vào năm 1961.

Theo báo cáo phương tiện truyền thông , tên lửa SR75 một tầng của HyImpulse đã bay lên được 50 km (31 dặm) . Công ty cho biết trong một tuyên bố rằng cuộc thử nghiệm đã thành công nhưng không tiết lộ chi tiết về độ cao hoặc khả năng hạ cánh.

Trong tuyên bố của mình, HyImpulse cho biết SR75 có khả năng đạt tới 250 km, đủ cao để đưa các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo rất thấp của Trái đất.

Thừa thắng xông lên, Hylmpulse giờ đây bắt tay vào phát triển một tên lửa lớn hơn, cũng chạy bằng oxy lỏng và parafin, có khả năng đạt độ cao hơn 500 km và dự kiến ​​phóng vào cuối năm tới.