Ngành thép năm 2020: Sức ép cạnh tranh gia tăng nhưng áp lực giảm giá bán  không quá lớn

Được biết, POM là một trong những doanh nghiệp đi đầu và có thâm niên trong ngành thép xây dựng tại khu vực phía Nam.

Cùng với đó, đầu năm 2021 POM đã đưa vào vận hành hệ thống luyện thép hiện đại công suất lên đến 1 triệu tấn. Với công nghệ chủ lực luyện thép Consteel, ban lãnh đạo POM cho biết đây là nhà máy duy nhất tại Đông Nam Á vận hành thành công hệ thống luyện thép từ lò cao sang lò điện.

Hiện, phân khúc sản phẩm của POM được sử dụng cho các công trình lớn như dự án sân bay quốc tế, thủy điện, cầu đường, nhà cao tầng…

Năm 2021, ĐHCĐ thường niên POM mới đây đã thông qua kế hoạch doanh thu thuần đạt 12.000 tỷ đồng - tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 600 tỷ đồng - cao gấp gần 38 lần kết quả năm ngoái.

Kế hoạch được đưa ra giữa bối cảnh thị trường thép tăng nóng từ cuối năm 2020 sang đến 4 tháng đầu năm nay. Cùng với đó, trung tuần tháng 11/2020, POM cũng đã đưa vào vận hành hệ thống luyện thép kết hợp giữa lò cao (BF) và lò điện công nghệ Consteel sản xuất từ quặng. Công suất hệ thống lên đến 1 triệu tấn sản phẩm thép được luyện từ quặng, sạch tạp chất.

Ban lãnh đạo cho biết việc lò cao đi vào sản xuất sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm sắt xây dựng. Công ty đặt mục tiêu sẽ sản xuất và tiêu thụ được 65% công suất nhà máy tốn (120.000 tấn).

Với kế hoạch trên, công ty dự kiến chia cổ tức năm 2021 ở mức 10% tiền mặt (1.000 đồng/cổ phiếu).

Kết thúc quý I/2021, POM lãi 74 tỷ đồng dự kiến các tháng cuối năm POM sẽ tăng dần mức lãi khi lò cao chạy hết công suất thiết kế.

ĐHĐCĐ Thép Pomina (POM): Đặt kế hoạch lãi cao gấp 38 lần lên 600 tỷ đồng, thay Chủ tịch và sắp phát hành tối đa 70 triệu cổ phần - Ảnh 1.

Năm 2020, POM ghi nhận 9.885 tỷ doanh thu; lợi nhuận sau thuế 16 tỷ đồng. Có thể nói, năm 2020 là năm thắng lớn của ngành thép trước biến động tích cực của giá thép thế giới. Không riêng POM, nhiều đơn vị khác cũng ghi nhận con số kinh doanh cải thiện mạnh mẽ. Dù vậy, HĐQT quyết định không chia cổ tức năm 2020.

Trên thị trường, cổ phiếu POM đang giao dịch tại mức 16.xxx đồng và đã giảm 3 phiên gần nhất kể từ phiên trần ngày 29/6/2021.

Với mức giá hiện hành, doanh nghiệp dự sẽ thu về hơn 1.120 tỷ đồng nếu thương vụ thành công.

4305-pom
POM còn khoản nợ vay gần 8.700 tỷ đồng tính đế hết quý I/2021 (hơn 7.000 tỷ đồng là nợ ngắn hạn). Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ có vỏn vẹn hơn 27 tỷ đồng tiền mặt và tương đương. Dư luận đang đặt ra hoài nghi về việc POM phát hành thêm cổ phiếu đợt này có chăng để trả lãi cho các khoản vay?
Thị trường chứng khoán khó tăng trong tháng 7, cẩn trọng nhóm cổ phiếu bán lẻ và du lịch

Chứng khoán VDSC cho rằng, một số cổ phiếu vốn hóa lớn bao gồm TCB, GAS, MSN, VHM sẽ là động lực dẫn dắt VN-Index. ...

Các doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức ngày 6/7/2021

Trong ngày 6/7/2021, các doanh nghiệp như KSB, MLC, VW3, TAP sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền/cổ ...

Khối ngoại bán ròng nhẹ phiên đầu tuần, VND và SHS bị chốt lời trong phiên giảm điểm

Trong phiên VN-Index điều chỉnh, khối ngoại bán ròng gần 69 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán hơn 15 tỷ đồng trên sàn HNX. ...