Theo báo cáo chiến lược từ WiResearch, dựa trên dữ liệu từ thị trường bất động sản dân cư, thị trường bất động sản cho thấy xu hướng phải đối mặt với áp lực dòng tiền cực lớn trong năm 2024.

Cụ thể, theo tính toán của chuyên gia, dòng tiền phải trả của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bất động sản trong giai đoạn 2023-2027 sẽ cao nhất trong năm 2024, gây áp lực cực lớn cho dòng tiền doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, trước tình hình kinh tế khó khăn, các hệ số về khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bất động sản bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo đó, các hệ số về khả năng thanh toán lãi vay, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành trong năm 2023 đều giảm sút, thể hiện các doanh nghiệp bất động sản đã và tiếp tục gặp phải áp lực dòng tiền lớn.

Thậm chí, hệ số thanh toán nhanh thấp hơn cả so với thời kì thị trường bất động sản chịu khủng hoảng trong giai đoạn 2011-2013.

Thị trường bất động sản: Phân khúc nào được dự đoán tiềm năng?
Doanh nghiệp bất động sản gặp phải áp lực dòng tiền cực lớn trong năm 2024

Tuy vậy, nhìn vào triển vọng trong năm 2024, mỗi phân khúc bất động sản sẽ có xu hướng tăng giá và thanh khoản khác nhau. Vì vậy WiResearch đã đưa ra dự báo về phân khúc bất động sản có tiềm năng trong năm Giáp Thìn.

Thị trường bất động sản: Phân khúc nào được dự đoán tiềm năng?
Mỗi phân khúc bất động sản được dự báo diễn biến khác nhau trong năm Giáp Thìn

Phân khúc chung cư bình dân/ trung cấp - xu hướng giá tăng, thanh khoản đi ngang: Chuyên gia lý giải, phân khúc này sát với nhu cầu thực tế, vì vậy, với cầu lớn, các chủ đầu tư liên tục duy trì tăng giá nhà sơ cấp.

Trong khi đó, thị trường thứ cấp có thể có cơ hội giảm giá cục bộ trong ngắn hạn.

Tuy vậy, tình trạng thanh khoản diễn biến xấu bởi diễn biến tình hình kinh tế trong thời gian qua, tuy nhiên, chuyên gia vẫn kỳ vọng thanh khoán có khả năng cải thiện nhờ các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước.

Phân khúc chung cư cao cấp/ biệt thự - xu hướng giá giảm, thanh khoản tăng: Do đây là phân khúc có đơn giá cao, biên độ lợi nhuận lớn nên khách hàng ít bị ảnh hưởng bởi tác động xấu của nền kinh tế.

Tuy vậy, chuyên gia cảnh báo các chủ đầu tư có khả năng chịu áp lực dòng tiền, đặc biệt các khoản trái phiếu đến hạn chậm trả có khả năng phát sinh rủi ro pháp lý.

Từ đó, phân khúc này có xu hướng giảm giá để thu dòng tiền “nhanh”, phục vụ cho mục tiêu cơ cấu tài chính.

Phân khúc bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng - xu hướng giá và thanh khoán giảm: Chuyên gia nhấn mạnh, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng là phân khúc có xu hướng đóng băng trong thời gian tới do nghẽn về hành lang pháp lý và thiếu vốn đầu tư.

Do đó, diễn biến giá và thanh khoản đều có xu hướng giảm ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tâm lý né tránh của nhà đầu tư khi môi trường pháp lý vẫn còn tắc nghẽn.

Bên cạnh đó, tình trạng tài chính của các chủ đầu tư trong tình hình hiện tại ảnh hưởng xấu đến tâm lý chung của nhà đầu tư khiến xu hướng giá và thanh khoản giảm.

Phân khúc bất động sản công nghiệp - xu hướng giá và thanh khoản tăng: Được dự đoán “sáng” hơn ở cả xu hướng giá và thanh khoản, phân khúc bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, chính sách tài khóa thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ góp phần gia tăng sức hấp dẫn của phân khúc bất động sản công nghiệp trong năm 2024.