Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam vừa công khai danh sách 77 doanh nghiệp nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với tổng số tiền hơn 160,2 tỷ đồng.

Trong đó, số người nộp thuế đã thực hiện cưỡng chế nhưng vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ là 23 doanh nghiệp.

Đáng chú ý, trong danh sách người nộp thuế đã thực hiện biện pháp cưỡng chế những vẫn chưa thu hồi được tiền thuế nợ có các đơn vị như Trường Đại học Hà Hoa Tiên nợ 50,8 tỉ đồng, Công ty Cổ phần Hà Hoa Tiên nợ hơn 26 tỷ đồng, Công ty THHH Đại Dương nợ 18,5 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Xi măng Tràng An nợ 14,7 tỉ đồng, Công ty TNHH nhựa Đông Á nợ hơn 5,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, nhóm danh sách người nộp thuế đã ngừng hoạt động, chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, không hoạt động tại địa chỉ đăng ký nhưng vẫn còn nợ thuế có 54 doanh nghiệp.

Điển hình như Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 820 nợ hơn 12,6 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Bắc Việt nợ hơn 3,8 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Thép Hưng Thịnh nợ hơn 2,3 tỷ đồng.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hà Nam là tỉnh có nhiều lần chia tách, sáp nhập nhất nước ta. Tính từ thời Vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.

Sau nhiều lần "chuyển đổi" từ châu, lỵ, trấn... đến năm 1890, phủ Lý Nhân được đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Các tên Hà Nam được giữ đến tháng 10/1908, Toàn quyền Đông Dương quyết định đem phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên của tỉnh Nam Định, cộng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên - Hà Nội nhập vào huyện Duy Tiên để thành lập tỉnh Hà Nam.

Tháng 4/1065 Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định, trở thành tỉnh Nam Hà. Đến tháng 12/1971 Nam Hà được sáp nhập với Ninh Bình trở thành tỉnh Hà Nam Ninh và lại chia tách như cũ vào năm 1991. Năm 1997 tỉnh Hà Nam được tái lập.