Lựa chọn ngành học khi đăng ký nguyện vọng vào đại học luôn là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi học sinh. Chọn ngành "lỗi thời" có thể dẫn đến khó khăn trong tìm việc, trong khi chọn ngành “hot” lại phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn.

Vậy đâu là những ngành học “vừa sức, vừa xu hướng” – tức không quá khan hiếm đầu vào nhưng lại có nhu cầu tuyển dụng cao, mức lương tốt và cơ hội phát triển dài hạn? Dưới đây là 4 ngành được dự báo “bền vững” trong tương lai, thậm chí không cần học cao học vẫn có thể ổn định sự nghiệp.

Trí tuệ nhân tạo (AI) – Ngành của tương lai đang “gõ cửa” hiện tại

Top 3 ngành học đón đầu xu hướng, vừa dễ xin việc, vừa có thu nhập cao
Ảnh minh họa

AI không còn là khái niệm xa lạ. Đây là ngành học đang được các trường đại học đầu tư mạnh về chương trình đào tạo cũng như cơ sở nghiên cứu.

Sinh viên ngành AI sau khi ra trường có thể làm việc tại các công ty công nghệ, startup, hoặc tham gia vào các dự án robot, chăm sóc sức khỏe thông minh, phân tích dữ liệu... Với sự bùng nổ công nghệ trong 5–10 năm tới, nhu cầu nhân lực AI được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Phương tiện truyền thông mới – Không chỉ là làm “TikTok”

Trong kỷ nguyên số, truyền thông không còn giới hạn trong báo chí hay truyền hình mà mở rộng sang hàng loạt nền tảng số như TikTok, YouTube Shorts, Instagram Reels.... Đây chính là nơi giới trẻ biến sáng tạo thành thu nhập.

Sinh viên ngành Truyền thông mới có thể phát triển sự nghiệp theo hướng làm content creator, chuyên viên truyền thông số, quản lý fanpage, biên tập video hoặc làm branding cho doanh nghiệp.

Với ai thực sự giỏi, mức lương trong ngành này rất “khủng”, bởi các công ty luôn săn đón những người có khả năng tạo ra nội dung “bắt trend”, viral và hiệu quả thương mại cao.

Khoa học máy tính – Ngành học “xương xẩu” nhưng thu nhập xứng đáng

Top 3 ngành học đón đầu xu hướng, vừa dễ xin việc, vừa có thu nhập cao
Ảnh minh họa

Trong thời đại chuyển đổi số, Khoa học máy tính đã trở thành một trong những ngành học “xương sống” của hầu hết các doanh nghiệp hiện đại. Hầu như bất kỳ công ty nào – từ ngân hàng, thương mại điện tử đến logistics, giáo dục... – cũng cần đến đội ngũ lập trình viên, kỹ sư phần mềm hoặc chuyên viên dữ liệu.

Dù phải học nhiều thuật toán và lập trình “căng não”, nhưng sinh viên ngành này có cơ hội làm việc tại các thành phố lớn với mức lương khởi điểm hấp dẫn, và có thể tăng gấp đôi sau vài năm kinh nghiệm. Ngoài ra, đây còn là ngành có tính toàn cầu – dễ dàng làm việc từ xa hoặc làm cho các công ty nước ngoài.

Dù lựa chọn ngành học nào, yếu tố quyết định thành công vẫn là sự phù hợp với năng lực cá nhân và đam mê thực sự. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi đăng ký nguyện vọng để đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!