Trong cuộc họp ngày 30/07/2022, thống đốc NHNN vẫn giữ quan điểm mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức 14%, nhằm tránh cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, đồng thời ổn định tỷ
giá và thị trường ngoại hối.

Tính đến cuối tháng 07/2022, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ở mức 9,42% YTD, như vậy hạn mức tín dụng cho năm tháng còn lại là 4,6%. Điều này dẫn tới các NHTM chưa có nhiều động lực tăng huy động tiền gửi. Từ đó dự báo lãi suất huy động sẽ biến động không đáng kể trong tháng 08/2022.

Về lãi suất điều hành, với sự ưu tiên hàng đầu “hỗ trợ phục hồi kinh tế song song với kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất điều hành và lãi suất cho vay trên thị trường 1 ổn định”.

Bên cạnh các động thái nhất quán gần đây của Chính phủ về hỗ trợ giá xăng dầu, lạm phát bình quân vẫn đang được kiểm soát ở mức 2,54%. Các chuyên gia VDSC kỳ vọng lãi suất điều hành vẫn giữ ổn định trong nửa cuối 2022.

Sau mùa BCTC Q2/2022, trong tháng 8 được cho là vùng trống thông tin để thị trường có các cơ sở thay đổi định giá.

Đồng thời, nhìn xa hơn triển vọng kinh doanh các ngành trong Q3/2022 các chuyên gia dự báo tại Chứng khoán Rồng Việt vẫn giữ quan điểm trung lập – khả quan về mức độ tác động tổng thể các ngành lên chỉ số VN-INDEX.

Như đã đề cập trong báo cáo chiến lược của VDSC tháng 07/2022, ngành ngân hàng được cho là sẽ đạt KQKD tích cực sẽ dẫn đắt đà tăng của thị trường nhờ giá vẫn ở vùng chiết khấu tốt.

Ở chiều hướng ngược lại, tác động tiêu cực về hoạt động kinh doanh các ngành VLXD, BĐS và hóa chất cũng đã được phản ảnh vào giá.

Sau mùa BCTC Q2/2022, trong tháng 8 được cho là vùng trống thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn xa hơn triển vọng kinh doanh các ngành trong Q3/2022, theo dự báo của các chuyên viên phân tích Rồng Việt, có 6/20 ngành dự báo vẫn giữ được tăng trưởng tích cực hoạt động kinh doanh trong Q3/2022.