"Chúng tôi ước tính vụ nổ có sức công phá 10 megaton, tương đương 10 triệu tấn thuốc nổ TNT", James Garvin, nhà khoa học hàng đầu tại Trung tâm Không gian Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết, đề cập vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai tại Tonga hồi tháng 1/2022.

Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai vào tháng 1 năm 2022 đã bơm một lượng nước kỷ lục vào tầng bình lưu của Trái đất
Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai vào tháng 1 năm 2022 đã bơm một lượng nước kỷ lục vào tầng bình lưu của Trái đất

Sức nổ này tương đương 666 quả bom nguyên tử được Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản cuối Thế chiến II. Quả bom có đương lượng nổ 15 kiloton này đã khiến khoảng 90.000 người ở Hiroshima thiệt mạng ngay lập tức và tàn phá nặng nề thành phố.

Vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga-Hunga Haapai còn tạo ra đám mây hình gần tròn có đường kính 260km, cao 20km trước khi bị gió thổi lệch và phủ một lớp tro bụi lên các đảo ở Tonga. Vụ nổ "nghìn năm có một" cũng tạo sóng thần quét qua Tonga cùng các quốc đảo láng giềng như Fiji và Samoa, lan tới Nhật Bản và khiến Mỹ phát cảnh báo.

Theo Fox News, đợt phun trào núi lửa dữ dội trong lòng nam Thái Bình Dương này đã gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng Trái Đất.

Hình ảnh vụ nổ núi lửa từ vệ tinh
Hình ảnh vụ nổ núi lửa từ vệ tinh

Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ thông báo Đài theo dõi Núi lửa Alaskia đã ghi nhận được tiếng nổ từ vụ phun trào ở khoảng cách gần 10.000km. Trạm khí tượng Fife ở Scotland cũng cho biết vụ phun trào khiến đồ thị khí áp tăng vọt.

"Đây có thể là vụ phun trào tạo ra tiếng nổ lớn nhất kể từ sau khi núi lửa Krakatau phát nổ hồi năm 1883", Michael Poland, nhà địa vật lý thuộc Cơ quan Khảo sát Địa lý Mỹ (USGS), nhận xét. Vụ phun trào núi lửa Krakatau khiến hàng nghìn người chết, trong khi lượng tro bụi nhiều tới mức che phủ bầu trời cả khu vực.

Vụ nổ này một cơn sóng thần cao gần 15m đổ bộ vào bờ biển, phá hủy các ngôi làng và tạo ra vụ nổ âm thanh lan truyền khắp thế giới
Vụ nổ này một cơn sóng thần cao gần 15m đổ bộ vào bờ biển, phá hủy các ngôi làng và tạo ra vụ nổ âm thanh lan truyền khắp thế giới

Núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai được nhóm nghiên cứu NASA theo dõi suốt nhiều năm qua. Nó đã bị phá hủy hoàn toàn sau vụ nổ, trong khi một số hòn đảo gần đó cũng bị hư hại. "Đó không phải khói bụi bình thường, mà là những khối đá rắn bị vụ nổ nghiền thành từng mảnh. Thật kinh ngạc khi chứng kiến điều đó diễn ra", Dan Slayback, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Goddard, nhận xét.

Tuy nhiên, các chuyên gia USGS cho rằng vụ phun trào có quy mô tương đối nhỏ, khi chỉ kéo dài chưa đầy một tiếng, so với đợt núi lửa Pinatubo ở Philippines phun trào suốt nhiều giờ hồi năm 1991.

Theo Poland, vì sao một vụ phun trào có quy mô tương đối nhỏ như vậy có thể tạo ra sóng thần và tiếng nổ vang xa đến nửa kia Trái Đất vẫn còn là một điều bí ẩn. "Nó có ảnh hưởng rất lớn, vượt xa những gì chúng tôi dự đoán ngay cả khi vụ nổ xảy ra trên mặt nước. Đó là điều thật sự khó hiểu", ông nhận xét.

Đây có thể là vụ phun trào tạo ra tiếng nổ lớn nhất kể từ sau khi núi lửa Krakatau phát nổ hồi năm 1883
Đây có thể là vụ phun trào tạo ra tiếng nổ lớn nhất kể từ sau khi núi lửa Krakatau phát nổ hồi năm 1883

Chính phủ Tonga cho biết từ khi núi lửa phun trào, xác nhận hai cư dân địa phương và một công dân Anh thiệt mạng trong trận sóng thần. Một số đảo nhỏ chịu ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, với toàn bộ nhà cửa bị tàn phá, một đảo khác chỉ còn hai căn nhà chống chọi được.

Cho đến nay, các nhà khoa học đều tin rằng vụ nổ núi lửa Hunga Tonga khiến cả thế giới choáng váng vào tháng 1 năm ngoái đã bơm quá nhiều nước vào tầng bình lưu, thậm chí có thể sẽ khiến lỗ thủng tầng ozone lớn hơn trong những năm tới.

Vụ nổ sức công phá mạnh hơn 660 quả bom nguyên tử, 'xóa sổ' 5% tầng ozone, gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng Trái ĐấtVụ nổ sức công phá mạnh hơn 660 quả bom nguyên tử, 'xóa sổ' 5% tầng ozone, gây gián đoạn tín hiệu vệ tinh khắp nửa vòng Trái Đất
Hình ảnh trước và sau vụ nổ núi lửa Tonga

Theo báo cáo, vụ nổ kinh hoàng này được nhìn thấy từ không gian và có thể được phát hiện bởi tất cả các loại cảm biến trên toàn cầu, chúng đã làm tăng lượng nước trong tầng bình lưu lên 10%. Tầng bình lưu là tầng thấp thứ hai của bầu khí quyển Trái đất và là nơi cư trú của tầng ozone, lớp bảo vệ hành tinh khỏi bức xạ cực tím có hại.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ngày 20/10/2023, các nhà khoa học cho rằng sự kiện xảy ra ngày 15/1/2022 khi núi lửa nói trên phun trào mạnh đã tạo ra cột hơi nước khổng lồ cao tới 55km bốc lên không trung, “xóa sổ” 5% tầng ozone ở một số khu vực chỉ trong vòng một tuần. Điều này đánh dấu sự hủy hoại tầng ozone ở tốc độ nhanh. Paul Newman, nhà khoa học trưởng về khoa học khí quyển tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, nói với Space: "Hiện nay, tầng ozone đó có thể gặp nguy hiểm vì nước phát ra từ núi lửa Hunga Tonga đã gây ra “sự làm mát đáng kể ở tầng bình lưu ở các vĩ độ trung nam”", từ đó có thể làm tăng tốc quá trình suy thoái tầng ozone.

*Theo Reuters, space.com; Ảnh: NASA, npr.org, ESA