Ảnh chụp mật khẩu tài khoản

Nhiều người có thói quen chụp ảnh màn hình để ghi nhớ mật khẩu đăng nhập ngân hàng, Facebook, Gmail hoặc các tài khoản trực tuyến khác. Việc này tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn rủi ro cực kỳ lớn.

Nếu điện thoại bị mất hoặc bị hack, những bức ảnh chứa thông tin nhạy cảm này có thể bị kẻ gian khai thác để chiếm quyền truy cập tài khoản, rút tiền hoặc giả mạo danh tính.

Do đó, tuyệt đối không nên lưu ảnh chụp chứa mật khẩu cá nhân trong điện thoại. Thay vào đó, hãy sử dụng các ứng dụng quản lý mật khẩu an toàn để lưu trữ.

3 loại ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại, kẻo 'mất sạch' tiền lúc nào không hay
Ảnh minh họa

Ảnh chụp giấy tờ tùy thân

Thẻ căn cước công dân, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ tín dụng hay tài khoản ngân hàng là những loại giấy tờ chứa nhiều thông tin cá nhân quan trọng. Rất nhiều người chọn cách chụp lại và lưu trên điện thoại để tiện tra cứu, giao dịch hoặc làm thủ tục nhanh.

Tuy nhiên, nếu ảnh bị rò rỉ hoặc điện thoại bị đánh cắp, kẻ xấu có thể dùng hình ảnh này để đăng ký tài khoản ngân hàng ảo hoặc vay tiền qua các ứng dụng tài chính; Đăng ký số điện thoại trả sau, mã số thuế ảo; Thực hiện hành vi lừa đảo hoặc giả mạo danh tính trái phép.

Không lưu các ảnh giấy tờ tùy thân trực tiếp trong điện thoại. Nếu cần, hãy lưu trên dịch vụ lưu trữ đám mây có bảo mật hai lớp hoặc các kho dữ liệu được mã hóa chuyên dụng.

3 loại ảnh tuyệt đối không nên lưu trong điện thoại, kẻo 'mất sạch' tiền lúc nào không hay
Ảnh minh họa

Ảnh tiết lộ vị trí, địa chỉ nhà riêng

Các bức ảnh vô tình để lộ địa chỉ nhà, số phòng, tên tòa nhà hoặc vị trí bạn thường xuyên lui tới cũng có thể trở thành “mỏ vàng” thông tin cho kẻ gian.

Tội phạm mạng thường khai thác ảnh có định vị GPS hoặc chi tiết địa lý để theo dõi mục tiêu, lên kế hoạch trộm cắp hoặc thực hiện hành vi lừa đảo. Một bức ảnh tưởng như vô hại – ví dụ chụp trước cửa nhà, trong bãi đỗ xe, hay hóa đơn điện nước – cũng có thể tiết lộ nhiều thông tin cá nhân hơn bạn nghĩ.

Cảnh báo thêm: Ảnh riêng tư, ảnh nhạy cảm cũng cần được bảo mật

Không chỉ 3 loại ảnh trên, ảnh cá nhân riêng tư giữa bạn và người thân, con cái hay bạn đời cũng không nên lưu trữ trực tiếp trong điện thoại. Dù bạn cẩn thận đến đâu, điện thoại vẫn có thể: Bị hack khi kết nối Wi-Fi công cộng; Bị truy cập trái phép khi đi sửa chữa; Hoặc đơn giản là bị mất, đánh rơi.

Những bức ảnh này, nếu bị lộ có thể bị kẻ xấu khai thác, tống tiền hoặc lan truyền trái phép.

Các chuyên gia khuyên không chụp, không lưu ảnh chứa thông tin nhạy cảm vào thư viện ảnh gốc của điện thoại; Sử dụng ứng dụng ghi chú hoặc lưu trữ có mã hóa mạnh, bảo vệ bằng mật khẩu;

Kích hoạt bảo mật vân tay, Face ID và mã PIN cho điện thoại; Định kỳ rà soát và xóa các ảnh, dữ liệu không cần thiết; Sao lưu ảnh quan trọng lên các dịch vụ đám mây uy tín.